Chấn thương sọ não và chấn động y khoa: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chấn động hoặc chấn thương sọ não (TBI) có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta theo nhiều cách, từ suy giảm thể lực đến thay đổi nhận thức của hệ thần kinh. Các biến chứng liên quan đến thị lực cũng là một trong những biểu hiện rất phổ biến của tình trạng này.

Các triệu chứng chung của chấn động và chấn thương sọ não

Chấn thương sọ não (hay TBI) là sự gián đoạn các hoạt động bình thường của não bộ sau khi bị va đập hay bị rung lắc mạnh. TBI có thể ít nghiêm trọng (chỉ xuất hiện một số thay đổi nhỏ về nhận thức và tinh thần sau chấn thương) hoặc cực kỳ nghiêm trọng (gây bất tỉnh hoặc mất trí nhớ sau chấn thương).

Chấn động (tiếng Anh là Concussion) là một thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả một dạng TBI mức độ nhẹ.

chan-thuong-so-nao-va-chan-dong-y-khoa
Chấn thương sọ não là sự gián đoạn các hoạt động của não khi bị va đập hay bị rung lắc mạnh

Tại Việt Nam, chấn thương sọ não hoặc chấn động chiếm hàng trăm nghìn lượt khám tại khoa cấp cứu của các bệnh viện lớn. (Những thống kê này bao gồm chẩn đoán TBI đơn hoặc TBI kết hợp với các thương tích khác). Đơn cử như Bệnh viện Chợ Rẫy tại Thành phố Hồ Chí Minh trung bình mỗi năm tiếp nhận hơn 22.000 trường hợp chấn thương sọ não.

Theo số liệu thống kê của Bộ Y Tế, tại Việt Nam chỉ tính riêng trong năm 2011 có tới 2.365 trường hợp bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông, hơn 4.500 trường hợp do tai nạn sinh hoạt và 2.169 do đánh nhau.

Nguyên Nhân của chấn thương sọ não

Theo CDC, tai nạn từ trên cao thường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến TBI và chấn động tại Việt Nam, chiếm 47% các ca cấp cứu, nhập viện và tử vong trong năm 2013. Tỷ lệ này cao nhất ở người lớn từ 65 tuổi trở lên (79%) và trẻ em dưới 14 tuổi (54%).

chan-thuong-so-nao-va-chan-dong-y-khoa
Nguyên nhân gây ra chấn thương sọ não

Nguyên nhân thứ hai gây ra chấn thương sọ não là va đập mạnh vào đầu (bị tấn công, chấn thương khi tập luyện và thi đấu thể thao). Những ca này chiếm khoảng 15% các ca cấp cứu, nhập viện và tử vong ở Việt Nam trong năm 2019.

Theo nghiên cứu, tai nạn xe cơ giới (không phân biệt độ tuổi) là nguyên nhân thứ ba gây ra TBI (chiếm 14%).

Ngoài ra chấn thương do thể thao chiếm khoảng 21% các ca chấn thương sọ não ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Các triệu chứng của chấn động và TBI

Các triệu chứng của TBI hoặc chấn động có thể bao gồm đau đầu, mất tập trung, xuất hiện các vấn đề về trí nhớ, tâm trạng cũng như cảm xúc chuyển biến thất thường.

Ngoài ra, sau khi bị chấn thương sọ não, các dây thần kinh kết nối giữa mắt và não cũng bị ảnh hưởng. Theo Hiệp hội Phục hồi chức năng thần kinh thị giác (NORA), có đến 90% bệnh nhân TBI gặp các vấn đề về thị lực sau chấn thương bao gồm:

· Hội chứng thị lực mờ

· Nhạy cảm với ánh sáng

· Khó đọc chữ

· Nhức đầu

· Mất thị lực ngoại biên

· Hội chứng song thị

· Chuyển động mắt khó khăn

chan-thuong-so-nao-va-chan-dong-y-khoa
Vấn đề về thị lực cũng là triệu chứng phổ biến của tình trạng chấn động

Vấn đề về thị lực cũng là triệu chứng phổ biến của tình trạng chấn động ở thanh thiếu niên. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong số 100 thanh thiếu niên được chẩn đoán bị chấn động thì có đến 69% trong số đó đồng thời được chẩn đoán gặp vấn đề về thị lực. Tuy nhiên các biến chứng liên quan đến thị lực sau chấn động rất dễ bị bỏ qua trong thời gian đầu điều trị chấn thương sọ não. Trong một số trường hợp, các thay đổi về thị giác chỉ xuất hiện sau khi chấn thương sọ não đã chuyển biến sang giai đoạn nặng

Các vấn đề về thị lực liên quan đến TBI và chấn thương nhưng không được điều trị kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như giảm thị giác, giảm nhận thức, đau đầu mãn tính và giảm khả năng đọc hiểu.

Điều trị biến chứng về mắt sau chấn động hoặc TBI

Nếu bạn đã gặp chấn động hoặc chấn thương sọ não thì bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào về thị lực nào sau chấn thương.

Bạn nên đến gặp các bác sĩ nhãn khoa hoặc bác sĩ thần kinh – mắt.

Gặp bác sĩ nhãn khoa

Bác sĩ nhãn khoa là người được đào tạo đặc biệt và có kinh nghiệm trong chuẩn đoán và điều trị các vấn đề liên quan đến hệ thống thị giác.

Phương pháp điều trị TBI và các vấn đề về thị lực hậu chấn thương được sử dụng bởi bác sĩ nhãn khoa thường được gọi là Phục hồi chức năng thần kinh thị giác (hay Phục hồi chức năng thị lực).

Bác sĩ nhãn khoa là người chuẩn đoán và điều trị các vấn đề liên quan đến hệ thống thị giác

Phục hồi chức năng thần kinh thị giác không giống như liệu pháp cải thiện thị lực thông thường. Đôi khi các liệu pháp này cũng được bác sĩ chỉ định bổ sung để đẩy nhanh quá trình hồi phục thị lực.

Gặp bác sĩ thần kinh nhãn khoa

Bác sĩ thần kinh nhãn khoa là người được đào tạo chuyên về các vấn đề thị lực liên quan đến hệ thần kinh – bao gồm mất thị lực do chấn thương não hoặc dây thần kinh thị giác.

Bác sĩ thần kinh nhãn khoa là người chuyên về các vấn đề thị lực liên quan đến hệ thần kinh

Các bác sĩ thần kinh nhãn khoa cũng điều trị cho các bệnh nhân bị lác (mắt lệch) hoặc các vấn đề liên quan đến kiểm soát cử động mắt. Đôi khi họ còn có thể thực hiện phẫu thuật mắt cho bệnh nhân

Cả bác sĩ nhãn khoa và bác sĩ thần kinh nhãn khoa đều có kỹ năng xác định biến chứng thị lực hậu TBI hoặc chấn động. Tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của vấn đề thị lực mà họ có thể đưa ra các phác đồ điều trị khác nhau.

Phục hồi chức năng thị lực sau chấn động và TBI

Ngoài các xét nghiệm được thực hiện khi khám mắt, các bác sĩ sẽ đánh giá các chức năng thị giác khác như: chức năng hoạt động của mắt, độ chính xác trong chuyển động mắt.

Phục hồi chức năng thị lực sau chấn động và TBI

Sau khi khám bệnh, bác sĩ nhãn khoa sẽ lên phác đồ theo dõi và điều trị, phục hồi chức năng thị lực hậu chấn động. Bác sĩ có thể lựa chọn giải pháp sử dụng kính thuốc hoặc các liệu pháp điều trị để tăng khả năng hồi phục thị lực.

Sau khi trải qua chấn thương não, đối với bệnh nhân điều trị thị lực thôi thì chưa đủ. Các bác sĩ sẽ hội chẩn để đưa ra phác đồ cụ thể cho từng bệnh nhân. Điều này có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc phục hồi chức năng của bệnh nhân bị chấn động hoặc đột quỵ. Ngoài bác sĩ nhãn khoa hoặc bác sĩ thần kinh – mắt, các nhân viên y tế tham gia hỗ trợ hồi phục chức năng thị giác sau TBI còn bao gồm y tá, nhà trị liệu vật lý, bác sĩ âm ngữ trị liệu, bác sĩ phục hồi chức năng,…

Giới thiệu: Rohto Nhật Bản

Nước nhỏ mắt Rohto Nhật Bản Vitamin hỗ trợ mắt mỏi yếu chống cận thị. Sản phẩm giúp:
+ Tăng cường sức khỏe vùng mắt, giảm tình trạng mỏi mắt
+ Thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho mắt và cải thiện mệt mỏi mắt
+ Bảo vệ các bề mặt góc cạnh mắt, làm giảm các triệu chứng mệt mỏi liên quan đến mắt.
+ Hỗ trợ phòng các bệnh về mắt do tác nhân môi trường như máy tính, bơi lội, khói bị
+ Mang lại cảm giác dễ chịu, mát mẻ làm cho đôi mắt đang bị mệt mỏi cảm thấy tươi tỉnh và khỏe

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim