Contents
Phẫu thuật cấy ghép phiến kính Inlay và Onlay là gì?

Phiến kính inlay và onlay là những thấu kính nhỏ hoặc một vài thiết bị quang học khác được đưa vào giác mạc để cải thiện tầm nhìn cho những người bị lão thị. Một số loại có điểm tương đồng với kính áp tròng thông thường. Mục đích chính của các thiết bị này là cải thiện thị lực gần và giảm thiểu nhu cầu sử dụng kính lão ở độ tuổi trung niên.
Các phiến kính Inlay hoặc onlay được cấy ghép vào giác mạc ở những vị trí khác nhau: Onlay được đặt ngay trên bề mặt giác mạc, chỉ dưới một lớp màng mỏng bên ngoài giác mạc gọi là biểu mô; trong khi inlay được cố định ở một lớp giữa sâu hơn gọi là lớp nền.
Phiến kính inlay được cấy vào sâu bên trong bề mặt giác mạc nên tính ổn định, độ lâu dài vượt trội hơn so với onlay. Chúng được các bác sĩ khuyến nghị sử dụng nhiều hơn trong phẫu thuật khúc xạ.
Phẫu thuật cấy ghép inlay có thể kết hợp với phẫu thuật LASIK để điều chỉnh đồng thời viễn thị – cận thị hoặc viễn thị – loạn thị. Phương pháp cấy ghép này giảm thiểu rủi ro và ít xâm lấn hơn hơn phẫu thuật phakic IOL (cấy kính áp tròng vào trước hoặc sau đồng tử của mắt).
Ngoài ra, phẫu thuật inlay là một phương án thay thế hoàn hảo cho những người có giác mạc mỏng không thể thực hiện phẫu thuật LASIK vì không có mô giác mạc nào bị loại bỏ trong quá trình phẫu thuật.
Phiến kính Inlay Kamra
Phiến kính inlay Kamra được sử dụng trong phẫu thuật khúc xạ mắt để giảm thiểu hoặc loại bỏ việc sử dụng kính lão cho các trường hợp mắc viễn thị ở độ tuổi 45 đến 60.
Phiến kính này có kích thước rất nhỏ và mỏng với đường kính là 3,8mm (khoảng một phần tư kích thước của kính áp tròng mềm) và độ dày 6 micron (nhỏ hơn một phần mười độ dày của một sợi tóc trung bình của con người).

Phiến kính inlay có một vòng ngoài mờ đục và một khoảng trống tròn nhỏ ở giữa (đường kính 1.6mm). Khi được cấy vào giác mạc, khoảng trống tròn nhỏ Kamra inlay nằm ngay trước tâm của đồng tử mắt, giúp mở rộng phạm vi tầm nhìn, đưa các vật thể ở khoảng cách gần vào đúng tiêu cự trong khi vẫn duy của trì được tầm nhìn xa.
Các bác sĩ thường cấy kamra inlay vào bên mắt yếu hơn (mắt không chi phối) để cải thiện thị lực gần trong khi vẫn duy trì được tầm nhìn xa ở cả hai mắt.
Toàn bộ các thủ tục phẫu thuật chỉ diễn ra trong khoảng 15 phút tuỳ và không cần sử dụng đến chỉ khâu. Quá trình hồi phục kéo dài từ vài tuần đến vài tháng phụ thuộc nhiều vào việc chăm sóc hậu phẫu thuật và nhiều yếu tố cụ thể khác ở từng trường hợp.
Phiến kính inlay Raindrop

Phiến kính inlay Raindrop là thấu kính cấy ghép giác mạc phổ biến thứ hai sau inlay Kamra được sử dụng trong điều trị lão thị.
Phiến kính trong suốt và mỏng (2,00mm) cũng giống như kính áp tròng mềm, đều được làm bằng nhựa hydrogel và mang các đặc điểm quang học tương thích với giác mạc của con người.
Các bác sĩ cấy phiến kính inlay này vào bên mắt không chi phối của bệnh nhân thông qua một vạt giác mạc được cắt bằng tia laser. Khi được định vị trong mắt, phiến kính inlay làm thay đổi độ cong của giác mạc và khiến nó hoạt động như một kính áp tròng đa tiêu.
Kỹ thuật Presbia Flexvue Microlens

Một phương pháp cấy ghép giác mạc được sử dụng phổ biến khác trong điều trị viễn thị là kỹ thuật Presbia Flexvue Microlens, chúng được phát triển bởi các nhà khoa học người Ireland.
Thiết bị này giống như một chiếc thấu kính hai mắt ở kích thước nhỏ được sử dụng trong phẫu thuật thuỷ tinh thể. Đường kính của nó khoảng 3,2mm và có sẵn ở nhiều mức công suất quang khác nhau, được lựa chọn tùy theo nhu cầu của bệnh nhân.
Trong quá trình phẫu thuật Presbia Flexvue Microlens, tia laser femto sẽ tạo một vùng trũng nhỏ trong lớp nền của mắt và phiến kính inlay sẽ được gắn lên trên khoảng trống này với một dụng cụ y phẫu đặc biệt. Toàn bộ thủ tục phẫu thuật không phải sử dụng chỉ khâu và chỉ kéo dài khoảng 10 phút.
Phiến kính inlay này có thể được loại bỏ và thay thế với một phiến kính khác có công suất quang cao hơn nếu cần thiết.
Cấy ghép phiến kính onlay vào giác mạc

Thủ tục phẫu thuật cấy ghép phiến kính onlay cũng tương tự như với phiến kính inlay, nhưng chúng được đặt gần bề mặt trước của giác mạc, ngay dưới lớp ngoài cùng của nhãn cầu gọi là biểu mô.
Biểu mô giác mạc chiếm khoảng 10% độ dày tổng thể giác mạc, đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ mắt khỏi vi khuẩn, bụi bẩn và các vật thể lạ xâm nhập vào mắt. Lớp biểu mô còn hấp thụ oxy và chất dinh dưỡng từ màng nước mắt để nuôi dưỡng toàn bộ khu vực giác mạc.
Tuy nhiên, các bác sĩ nhãn khoa hiện nay khuyến cáo bệnh nhân sử dụng phiến kính inlay nhiều hơn bởi những ưu điểm vượt trội của nó so với phiến kính onlay.