Cận thị nặng không chỉ là vấn đề suy giảm thị lực mà còn là lời cảnh báo cho những rủi ro đáng sợ như tăng nhãn áp, bong võng mạc – gây mất thị lực vĩnh viễn. Khi mắt không còn nhìn rõ thế giới xung quanh, mọi hoạt động học tập hay làm việc đều trở nên khó khăn. Vậy đâu là ranh giới giữa cận thị thông thường và cận thị nặng?
Contents
Cận thị nặng là gì?

Cận thị nặng là tình trạng cận thị nghiêm trọng có liên quan đến những biến chứng mắt về sau này. Thông thường, con bạn sẽ bị cận thị từ rất nhỏ khi mắc cận thị nặng và tình trạng này sẽ ngày càng nặng hơn theo từng năm cho đến khi bé 18 hay 20 tuổi.
Cận thị nặng là bao nhiêu độ?

Như các tật khúc xạ khác, độ cận thị được đo bằng một đơn vị gọi là điôp (kí hiệu là chữ D). Thuật ngữ cận thị nặng được dùng khi độ cận từ -5.00 to -6.00 điôp hoặc cao hơn, khiến cho thị lực của con bạn giảm xuống chỉ còn 2/10.
Vào năm 2016, truyền thông Trung Quốc đưa tin về trường hợp của Xiao Hao, một cậu bé 11 tuổi sống tại thành phố Hứa Xương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, mắc tật cận thị bẩm sinh với độ cận lên tới 2.200 độ ở mắt phải và 2.300 độ ở mắt trái. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đơn vị đo độ cận thị ở Trung Quốc khác với Việt Nam; cụ thể, 100 độ Trung Quốc tương đương với 1 đi-ốp ở Việt Nam. Do đó, độ cận của Xiao Hao tương ứng khoảng 22 và 23 đi-ốp theo đơn vị đo lường tại Việt Nam.
Trường hợp cận thị bẩm sinh với độ cận cao như vậy rất hiếm gặp và thường do yếu tố di truyền. Tại Việt Nam, cũng đã ghi nhận những trường hợp trẻ nhỏ mắc cận thị bẩm sinh với độ cận cao, như một bé 4 tuổi ở Hà Nội bị cận 14 đi-ốp mắt phải và 16 đi-ốp mắt trái kèm loạn thị 2 đi-ốp, trong khi bố của bé cũng bị cận thị 8 đi-ốp.
Nguyên nhân gây cận thị nặng?

Trong hầu hết trường hợp, yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng đối với quá trình diễn tiến của cận thị nặng. Cụ thể, nếu cả cha và mẹ đều bị cận thị (dù nhẹ hay nặng), trẻ cũng sẽ chịu nhiều nguy cơ mắc tật khúc xạ này.
Cận thị nặng không hẳn sẽ dẫn tới tình trạng mất thị lực. Tuy vậy, nó cũng có thể làm tăng nguy cơ dẫn tới những bệnh nhãn khoa khác như bong võng mạc, tăng nhãn áp hay đục thủy tinh thể.
Cách giảm độ cận thị nặng
Nếu bạn nhận thấy tình trạng cận thị của con bạn nặng hơn qua từng năm, bạn cần hỏi ý kiến bác sỹ nhãn khoa về các biện pháp can thiệp để làm chậm lại quá trình phát triển của tật khúc xạ này.

Một trong những phương pháp bạn có thể cân nhắc là mang kính tiếp xúc. Ở phương pháp này, con bạn sẽ phải mang một loại kính áp tròng thấm khí cứng (ortho-k) khi ngủ. Loại lens tiếp xúc này có tác dụng điều chỉnh hình dáng giác mạc giúp con bạn có nhìn mọi thứ rõ ràng hơn vào ban ngày mà không cần mang kính cận.
Mặc dù hiệu quả điều chỉnh thị lực của tròng kính Ortho-k chỉ mang tính tạm thời (do con bạn luôn phải mang tròng kính vào ban đêm để có thị lực bình thường vào ban ngày), nó đã được chứng nhận có công dụng làm chậm lại quá trình cận thị (giúp cận thị không bị tăng phẩy).
Đế có thêm thông tin về cách phòng tránh cận thị nặng, bạn có thể đặt lịch khám mắt cho con bạn tại các phòng khám mắt gần nơi bạn sinh sống.