Cận thị là gì? nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

​Ngày nay, cận thị không còn là khái niệm xa lạ gì với chúng ta. Ngày càng có nhiều trẻ em bị mắc chứng cận thị. Đây thực sự là một tình trạng đáng báo động. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cận thị, cũng như giải đáp một số thắc mắc thường gặp về nó.

Cận thị là gì?

Cận thị là một trong những tật khúc xạ phổ biến nhất, người bị cận thường chỉ có thể nhìn rõ các vật ở gần và gặp khó khăn khi nhìn vật ở xa. Nếu bạn không may bị cận thị, bạn vẫn có thể đọc sách hoặc hay xem màn hình máy tính bình thường, nhưng không thể nhìn rõ khuôn mặt người ở xa hay lái xe an toàn mà không dùng kính cận hoặc kính áp tròng.

chung-can-thi-la-gi
So sánh mắt thường và mắt bị cận thị

Bình thường ảnh của sự vật đi qua các hệ thống quang học của mắt rồi được hội tụ đúng trên võng mạc, giúp mắt nhìn rõ được cảnh vật. Do sự bất thường của hệ thống khúc xạ, hình ảnh của vật không được hội tụ nằm trên võng mạc mà bị hội tụ nằm trước võng mạc dẫn đến nhìn mờ.

Nguyên nhân

Một trong những nguyên nhân chính của cận thị là yếu tố di truyền. Nếu bố mẹ bị cận thị, con cái có nguy cơ cao mắc phải do ảnh hưởng từ gen. Tuy nhiên, di truyền không phải là yếu tố duy nhất quyết định mức độ cận thị mà còn phụ thuộc vào môi trường sống và thói quen sinh hoạt. Trẻ em sinh ra trong gia đình có tiền sử cận thị, nếu không có chế độ chăm sóc mắt hợp lý, sẽ dễ bị cận thị từ nhỏ và độ cận có thể tiến triển nhanh hơn theo thời gian.

chung-can-thi-la-gi
Cận thị chỉ có thể nhìn rõ các vật ở gần và gặp khó khăn khi nhìn vật ở xa

Bên cạnh yếu tố di truyền, thói quen sinh hoạt và môi trường sống đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển cận thị. Việc sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều, đọc sách ở khoảng cách gần trong thời gian dài hoặc làm việc trong điều kiện ánh sáng kém khiến mắt phải điều tiết liên tục, gây áp lực lên hệ thống quang học của mắt. Ngoài ra, thiếu tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, đặc biệt là ở trẻ em, có thể làm tăng nguy cơ cận thị tiến triển nhanh chóng. Những yếu tố này không chỉ khiến độ cận tăng nhanh mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thoái hóa võng mạc hay rách võng mạc nếu không được kiểm soát kịp thời.

Phân loại cận thị

Theo cơ chế bệnh sinh

Theo cơ chế bệnh sinh, người ta chia cận thị ra làm 2 loại là cận thị khúc xạ và cận thị trục:

Cận thị khúc xạ (thường gặp tuổi học đường): Cận thị khúc xạ (thường gặp tuổi học đường): Xảy ra do lực khúc xạ của mắt quá lớn, (do lực khúc xạ của giác mạc hoặc thể thủy tinh quy định) trong khi chiều dài trục nhãn cầu bình thường. Khi mắt phải nhìn gần với cường độ lớn và trong một thời gian dài, thể thủy tinh bị phồng lên làm tăng độ hội tụ của mắt. Lúc này muốn nhìn rõ, phải đưa hình ảnh của vật lại gần mắt. Những sự vật ở xa, mắt nhìn không rõ ở các mức độ khác nhau tùy theo mức độ cận thị.

nguyen-nhan-gay-can-thi
Cận thị khúc xạ thường gặp tuổi học đường

Loại cận thị này hay bắt đầu ở tuổi đi học, xuất hiện càng sớm thì khả năng tiến triển càng nhanh và nặng. Có độ cận thị thường dưới 6 độ và không có tổn thương đáy mắt.

Nếu dưới 8 tuổi bị cận thì mỗi năm sẽ tăng lên 1 độ. Nếu từ 8 đến 10 tuổi mới bắt đầu bị cận thì mỗi năm nặng thêm 0.7 độ. Trong những mắt cận bắt đầu từ sau 10 tuổi thì cứ 3 năm phát triển thêm 1 độ. Dù cận thị bắt đầu ở lứa tuổi nào, cũng phát triển trong vòng 3 hoặc 4 năm thì ngừng, nhưng sau đó, có thể có những đợt phát triển mới làm cho mắt càng nặng.

Cận thị trục: Xảy ra do trục nhãn cầu quá dài, trong khi lực khúc xạ của mắt bình thường. Trục nhãn cầu bị dài ra nguyên nhân là do cấu trúc của thành nhãn cầu bị dãn mỏng. Loại cận thị này thường có tính chất gia đình và thường xảy ra rất sớm ngay khi trẻ còn nhỏ tuổi, chưa đi học. Cận thị tiến triển rất nhanh, làm thị lực giảm sút nhiều, đồng thời làm võng mạc bị dãn mỏng dễ dẫn tới nguy cơ thoái hóa hắc võng mạc, rách võng mạc, thậm chí gây bong võng mạc dẫn tới mù lòa. Cận thị trục thường >7 độ, có khi tới 20 hoặc 30 độ và nhất là có tổn hại ở đáy mắt.

Theo mức độ nặng nhẹ

Cận thị có nhiều loại khác nhau, cận thị sinh lý thường xuất hiện ở học sinh phổ thông thường nhẹ hoặc vừa. Cận thị bệnh lý do khúc xạ của các giác mạc hoặc thể thủy tinh cao hơn bình thường, độ dài trục nhãn cầu phát triển quá mức bình thường.

Cận thị nhẹ: nhỏ hơn -3.0 D
Cận thị trung bình: từ -3.0D đến -6.0D
Cận thị nặng: lớn hơn -6.0D

Triệu chứng cận thị là gì?

Cận thị bẩm sinh thường phát hiện ở trẻ từ 1-2 tuổi, ở lứa tuổi này cạn thị thường có số kính cao và tăng độ nhanh bất thường.
Cận thị ở tuổi thiếu niên thường bắt đầu từ trẻ 5-6 tuổi trở lên. Khi sinh hoạt ở trường trẻ thường nhìn mờ, không rõ vật ở xa, Không phân biệt được hoặc dễ nhầm lẫn các số chữ trên bảng gây cản trở học tập. Thường mỏi mắt khi đọc sách và hay tiến gần khi sử dụng sách báo hoặc xem tivi.

nguyen-nhan-gay-can-thi
Triệu chứng của cận thị ở các lứa tuổi

Ở người lớn cận thị khởi phát ở khoảng lứa tuổi từ 20 trở lên. Thường xuyên tiếp xúc với máy vi tính, các thiết bị hiện đại hóa khiến mắt làm việc với cường độ cao. Đó là một trong những yếu tố nguy cơ cho sự phát triển cận thị ở lứa tuổi này.

Tại sao cận thị đang trở thành một mối lo ngại lớn?

Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều trẻ em mắc chứng cận thị. Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 5 triệu trẻ em mắc các tật khúc xạ, trong đó cận thị chiếm đa số. Đặc biệt, tại Hà Nội, khoảng 51% trẻ em mắc tật khúc xạ, trong đó cận thị chiếm 37,5%, viễn thị 8,2% và loạn thị 5,3%. Tại TP.HCM, tỷ lệ trẻ em mắc tật khúc xạ lên tới 75,6%, với cận thị chiếm 52,7%. Cận thị được phát hiện nhiều nhất ở trẻ từ 6 đến 13 tuổi và tăng dần qua các năm. Trên thực tế, nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra thì đến năm 2050, một nửa dân số thế giới sẽ bị cận thị.

Ngày càng nhiều trẻ em mắc chứng cận thị khi còn nhỏ

Nghiêm trọng hơn, đôi mắt của phần lớn những người cận thị đều trở nên xấu đi theo thời gian. Điều này gây ra tình trạng cận thị nặng, dẫn đến nguy cơ mắc các vấn đề nghiêm trọng về mắt khác như bong võng mạc, đục thủy tinh thểtăng nhãn áp.

Những câu hỏi thường gặp về cận thị

Những câu hỏi thường gặp về cận thị
  1. Cận thị là gì?
  2. Kiểm soát cận thị là gì?
  3. Cận thị có phổ biến không?
  4. Nguyên nhân cận thị ở trẻ em?
  5. Triệu chứng của tật cận thị là gì?
  6. Sự khác biệt giữa cận thị và viễn thị là gì?
  7. Một người có thể bị cận thị ở một mắt đồng thời bị viễn thị ở mắt kia không?
  8. Cận thị nặng là gì?
  9. Cận thị có phải là một căn bệnh hay không?
  10. Cận thị có thể dẫn đến mù lòa không?
  11. Có thể chữa khỏi hoàn toàn tật cận thị hay không?
  12. Có thuốc nào chữa khỏi cận thị hay không?
  13. Những phương pháp nào có thể được sử dụng để điều chỉnh cận thị?
  14. Loại mắt kính nào được sử dụng để điều chỉnh cận thị?

Cách điều trị cận thị như thế nào?

Phương pháp phổ biến và thường được sử dụng đầu tiên khi mắc tật cận thị là cho người bệnh sử dụng kính cận. Sử dụng kính gọng là một trong những biện pháp giúp điều chỉnh mắt cận thị. Tùy theo mức độ cận thị mà người bệnh cần đeo kính thường xuyên hay chỉ sử dụng khi học tập lao động. Việc chỉnh kính đúng cách sẽ giúp làm giảm lại quá trình tiến triển cận thị.

Phương pháp điều trị cận thị phố biến nhất hiện nay là đeo kính cận

Ngoài việc sử dụng kính gọng có thể sử dụng kính tiếp xúc hay còn gọi là kính áp tròng. Loại kính này được sử dụng với lợi ích mỹ quan. Tuy nhiên khi sử dụng kính áp tròng người bệnh cần đặc biệt chú ý tới vấn đề vệ sinh, nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giác mạc.

Đeo kính cận không giúp ngăn chặn sự phát triển của tật khúc xạ, mà chỉ có thể điều chỉnh mức độ quang học. Do đó, bạn cần khám bác sỹ định kỳ để kiểm tra độ tăng giảm độ hay không và có sự điều chỉnh độ kính hợp lý cho mắt.

Ngoài việc chỉnh kính, để hạn chế cận thị tiến triển nặng, giữ ổn định số kính cận thị và đề phòng các biến chứng liên quan về mắt như xuất huyết dịch kính, võng mạc, bong võng mạc dẫn đến giảm thị lực trầm trọng, bệnh nhân cần được điều trị bằng các phương pháp thích hợp theo chỉ định của bác sỹ nhằm tránh tăng độ mắt và giảm các biến chứng về mắt.

Áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu: tác động trực tiếp làm phục hồi chức năng điều tiết mắt, tăng cường tuần hoàn cơ thể mi, võng mạc mắt, tăng cường trao đổi chất, trương lực cơ. Một số phương pháp như: luyện tập điều tiết trên máy, sử dụng thuốc tác động lên điều tiết, dùng sóng siêu âm điện, điện tử, lazer năng lượng thấp…

Phẫu thuật mắt cận là phương pháp điều trị phù hợp với người trưởng thành

Một trong những liệu pháp cũng được sử dụng rộng rãi gần đấy đó là phẫu thuật mắt. Đối với trẻ em có số cận thị tăng nhanh (trên 1.0D/ năm) cần can thiệp phẫu thuật để hạn chế mức độ tăng số kính và giãn lồi củng mạc. Đỗi với các bệnh nhân trên 18 tuổi, có độ cận thị ổn định thì có thể sử dụng phẫu thuật điều trị loại bỏ cận thị bằng phương pháp LASIK.

Đề điều trị kịp thời và giảm mọi biến chứng tới mắt cận thị (chẳng hạn khô mắt sau phẫu thuật), người bệnh nên được sự chăm sóc và kiểm tra định kỳ của các bác sỹ để được hướng dẫn cách điều trị phù hợp nhất với từng người.

Chúng ta cần làm gì để phòng tránh cận thị cho con mình?

Để chắc chắn rằng thị lực của con bạn đang phát triển bình thường, hãy lên lịch kiểm tra mắt cho trẻ vào ba thời điểm quan trọng sau: trẻ tròn 6 tháng tuổi, trẻ 3 tuổi và khi bé bắt đầu lên lớp 1.

Hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra mắt tổng quá cho trẻ

Sau đó, kiểm tra mắt định kỳ hàng năm được khuyến nghị trong suốt những năm học của trẻ. Điều này trở nên quan trọng hơn đối với những đứa trẻ có tiền sử gia đình mắc chứng cận thị hoặc trẻ đang có dấu hiệu mắc chứng cận thị. Dấu hiệu phổ biến nhất là trẻ hay nheo mắt hoặc kêu nhức mắt vào cuối ngày.

Còn chần chừ gì nữa? Nếu đã một năm hoặc lâu hơn kể từ lần cuối bạn đưa con đi khám mắt thì hãy lên lịch hẹn ngay trong hôm nay với bác sĩ mắt gần nhà để khám mắt cho con bạn nhé!

Giới thiệu: Rohto Nhật Bản

Nước nhỏ mắt Rohto Nhật Bản Vitamin hỗ trợ mắt mỏi yếu chống cận thị. Sản phẩm giúp:
+ Tăng cường sức khỏe vùng mắt, giảm tình trạng mỏi mắt
+ Thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho mắt và cải thiện mệt mỏi mắt
+ Bảo vệ các bề mặt góc cạnh mắt, làm giảm các triệu chứng mệt mỏi liên quan đến mắt.
+ Hỗ trợ phòng các bệnh về mắt do tác nhân môi trường như máy tính, bơi lội, khói bị
+ Mang lại cảm giác dễ chịu, mát mẻ làm cho đôi mắt đang bị mệt mỏi cảm thấy tươi tỉnh và khỏe

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim