Cách đeo lens áp tròng không bị cộm mắt hay khó chịu

Nếu bạn đang cảm thấy khó chịu về mắt (bao gồm cộm mắt, gai mắt hoặc khô mắt…)  khi đeo kính áp tròng (contact lenses), điều đó là hoàn toàn có thể xảy ra vì rất nhiều người khi mới sử dụng kính áp tròng đều gặp phải tình trạng tương tự.

Tuy nhiên bị cộm mắt hay cảm thấy khó chịu không có nghĩa là bạn không thể tiếp tục đeo kính áp tròng. Cách khắc phục đơn giản là bạn nên thay đổi tròng kính, sử dụng sản phẩm chăm sóc hiệu quả hơn, hoặc thay đổi thói quen đeo kính áp tròng; điều đó sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Cộm mắt, khó chịu mắt do kính áp tròng là gì?

Khó chịu của kính áp tròng gây ra cộm mắt dùng không dễ chịu

Đôi khi mọi người lầm tưởng rằng sự khó chịu của kính áp tròng chỉ là việc khô mắt khi đeo kính. Tuy nhiên, một tổ chức phi lợi nhuận gồm các chuyên gia chăm sóc mắt và các nhà nghiên cứu về mắt được gọi là Tear Film and Ocular Surface Society (TFOS) đã tạo ra một định nghĩa chính thức về sự khó chịu của kính áp tròng, bao gồm:

  • Cộm mắt do chưa quen khi có lens tiếp xúc với mắt
  • Cảm giác khó chịu định kỳ hoặc liên tục trên mắt trong khi đeo kính áp tròng
  • Rối loạn thị lực
  • Giảm khả năng tương thích giữa kính áp tròng và môi trường mắt
  • Có thể dẫn đến giảm thời gian đeo hoặc ngừng đeo kính áp tròng

Khó chịu của kính áp tròng chỉ xảy ra trong quá trình đeo kính và có thể xuất phát từ kính áp tròng hoặc do môi trường. Các nguyên nhân cụ thể của kính áp tròng gây khó chịu bao gồm độ ẩm, vật liệu, thiết kế, kích cỡ, chế độ đeo hàng ngày hoặc lâu dài, và các giải pháp chăm sóc tròng kính.

Ngoài ra, yếu tố khác như tuổi của bạn, màng nước mắt, hoặc độ ẩm môi trường cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến cộm mắt khi đeo kính.

Xác định nguyên nhân sự khó chịu khi đeo lens

Để xác định chính xác nguyên nhân cụ thể gây ra khó chịu khi đeo kính áp tròng và tìm ra biện pháp khắc phục hiệu quả, bạn cần gặp bác sĩ nhãn khoa để được thăm khám và giải đáp. Các bác sĩ có thể tìm ra các nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến sự khó chịu khi đeo kính áp tròng.

Nếu bạn đeo kính tiếp xúc bị cộm mắt hay ngứa thì phải làm sao? Hãy nhớ đến gặp bác sĩ nếu như bạn cảm thấy mắt bạn không nhìn rõ do đeo lens bởi vì chỉ một kích ứng nhỏ nếu không điều trị sẽ dẫn đến một vấn đề nghiêm trọng, đôi khi có thể đe dọa đến thị lực của bạn.

cach-deo-lens-khong-bi-com-mat
Phát hiện sự khó chịu khi đeo kính áp tròng hãy đến gặp bác sĩ để điều trị

Một số gợi ý khắc phục tình trạng cộm mắt và khó chịu khi đeo kính

Tuy nhiên bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau để giảm thiểu sự khó chịu khi đeo kính áp tròng:

  • Nếu mắt bị đỏ, đau, sưng và / hoặc tiết dịch, bạn hãy ngừng đeo kính áp tròng ngay lập tức và tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc mắt bởi đây có thể là dấu hiệu đầu tiên của một vấn đề nghiêm trọng. Bạn không thể đeo kính áp tròng nếu mắt bạn không khỏe và việc đeo kính áp tròng liên tục trong khi mắt đang có vấn đề có thể làm cho mắt bị tổn thương nhiều hơn.
cach-deo-lens-khong-bi-com-mat
Hãy ngừng đeo kính áp tròng và tham khảo ý kiến chuyên gia về vấn đề của mắt
  • Nếu mắt bị bỏng rát khi đeo kính áp tròng. Điều này có thể do kính mắt của bạn bị nhiễm bẩn do tiếp xúc với kem dưỡng da, xà phòng, kem dưỡng ẩm, nước hoa, dầu thực phẩm và mỹ phẩm. Những chất này có thể tạo cảm giác nóng rát nếu chúng tiếp xúc với mắt của bạn. Do đó, điều quan trọng là phải làm sạch hoàn toàn bàn tay của bạn trước khi chạm vào kính áp tròng hoặc mắt của bạn.
goi-y-khac-phuc-com-mat
Phải làm sạch bàn tay trước khi đeo kính áp tròng để nhiễm trùng mắt
  • Nếu bạn cảm thấy cộm mắt (như có thứ gì đó trong mắt bạn) khi đeo kính áp tròng có thể là do kính áp tròng không phù hợp với kích cỡ của mắt bạn bởi vì kính áp tròng có nhiều đường kính và độ cong khác nhau. Nếu kính áp tròng của bạn có đường kính cơ sở hoặc đường cong cơ sở không phù hợp với mắt, bạn có thể sẽ cảm thấy bị cộm. Nếu tròng kính quá phẳng, mí mắt của bạn có xu hướng đánh bật tròng kính ra khi bạn chớp mắt. Việc đeo kính áp tròng sai kích thước có thể mài mòn giác mạc của bạn. Vì thế, bạn không nên đổi kính áp tròng với bạn bè mà chỉ nên đeo kính theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Nếu mắt bị khô khi đeo kính áp tròng, bạn có thể khắc phục bằng dùng thuốc nhỏ mắt theo đơn của bác sĩ.
cach-deo-lens-khong-bi-com-mat
Khi mắt bị khô hãy dùng thuốc nhỏ mắt để khắc phục
  • Nếu bạn bị dị ứng khi đeo kính áp tròng có thể do các chất kích ứng dính vào. Vì thế bạn nên giữ cho kính của bạn được sạch sẽ hoặc nên dùng kính áp tròng một lần để tránh các chất kích ứng dính vào tròng kính.

Kết luận

Kính áp tròng ra đời với vai trò mang đến nhiều thuận lợi và tiện lợi cho người bị mắc tật khúc xạ. Tuy nhiên, kính áp tròng được xem như một dị vật đối với mắt có thể gây khó chịu và cộm mắt.

Dù ít hay nhiều kính áp tròng có thể sẽ làm xáo trộn tính chất sinh học của nhãn cầu và gây ra những biến chứng. Vì thế bạn cần tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi đeo kính áp tròng và đặc biệt tuân thủ hướng dẫn sử dụng kính an toàn khi đeo.

Giới thiệu: Rohto Nhật Bản

Nước nhỏ mắt Rohto Nhật Bản Vitamin hỗ trợ mắt mỏi yếu chống cận thị. Sản phẩm giúp:
+ Tăng cường sức khỏe vùng mắt, giảm tình trạng mỏi mắt
+ Thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho mắt và cải thiện mệt mỏi mắt
+ Bảo vệ các bề mặt góc cạnh mắt, làm giảm các triệu chứng mệt mỏi liên quan đến mắt.
+ Hỗ trợ phòng các bệnh về mắt do tác nhân môi trường như máy tính, bơi lội, khói bị
+ Mang lại cảm giác dễ chịu, mát mẻ làm cho đôi mắt đang bị mệt mỏi cảm thấy tươi tỉnh và khỏe

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim