Cách chọn tròng kính bền đẹp “đa-zi-năng” phù hợp với nhu cầu mắt của bạn

Lựa chọn một tròng kính phù hợp với tình trạng mắt của bạn là một khâu vô cùng quan trọng khi bạn quyết định chọn mua bất kỳ loại kính mắt nào. Tuy nhiên, việc này lại không đơn giản như bạn nghĩ, vì hiện nay tròng kính có nhiều chủng loại, chất liệu, thông số khác nhau. Ngoài ra bạn còn phải cân nhắc yếu tố thẩm mỹ và chi phí nữa.

Nhưng bạn chớ lo, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cơ bản về các loại tròng kính có trên thị trường và các tính năng của từng loại, từ đó giúp bạn lựa chọn được tròng kính bền đẹp đa chức năng (đa-zi-năng) và phù hợp nhất với đôi mắt của bạn.

Tại sao bạn cần phải lựa chọn một tròng kính phù hợp?

Yếu tố lựa chọn một tròng kính phù hợp

Một chiếc kính mắt có cấu tạo từ 2 thành phần chính là gọng kính và tròng kính. Nếu như gọng kính chỉ ảnh hưởng phần nào tới tính thẩm mỹ và sự tiện lợi khi sử dụng thì tròng kính lại ảnh hưởng tới bạn trên đầy đủ các phương diện khác nhau, bao gồm:

+ Vẻ bề ngoài của khuôn mặt bạn: trông bạn thông minh, tri thức hơn hay dịu dàng, khoáng đạt đều do mắt kính “thần thánh” mà ra cả

+ Mức độ thoải mái của mắt: chống chói, mỏi mắt, chống UV, chống lóa…

+ Mức độ thị lực: tầm nhìn của mắt bạn tốt hơn với kính có độ.

+ Độ an toàn cho đôi mắt: bảo vệ mắt giúp tránh khỏi các chấn thương và dị vật.

Nên lựa chọn loại kính bảo vệ mắt tốt giúp tránh khỏi các chấn thương và dị vật

Sai lầm phổ biến mà mọi người hay mắc phải khi chọn mua kính mắt là họ thường không dành nhiều thời gian để xem xét kỹ lưỡng vấn đề thiết kế tròng kính, chất liệu và lớp váng phủ của tròng kính khác nhau dẫn đến chọn sai kính và ảnh hưởng đến thị lực.

Do vậy nếu bạn là một người mua hàng thông minh thì bạn cần nắm vững những kiến thức cần thiết để lựa chọn một tròng kính phù hợp. Bạn có thể vận dụng để mua bất kỳ tròng kính theo đơn nào ví như: tròng kính điều trị cận thị, viễn thị, loạn thị; tròng kính gọng hai tròng hay tròng kính đa tiêu để điều trị lão thị cũng được nhé.

Chất liệu làm tròng kính: đặc trưng và ưu điểm của từng loại

Tròng kính bằng thủy tinh:

Khi kính mắt mới bắt đầu được áp dụng trong thực tế để điều chỉnh các tật khúc xạ, tất cả các tròng kính đều được làm bằng thủy tinh.

Tròng kính bằng thủy tinh

Mặc dù tròng kính thủy tinh có các đặc điểm quang học đặc biệt, chúng lại khá nặng và dễ vỡ, có thể gây nguy hiểm cho mắt trong quá trình sử dụng. Vì những lý do này, hiện nay tròng kính thủy tinh đang dần bị thay thế bởi các loại vật liệu khác tốt hơn.

Tròng kính nhựa:

Vào năm 1947, một công ty kính mắt có tên là Armorlite ở Hoa Kỳ đã công bố một loại tròng kính nhựa đầu tiên. Các tròng kính này được làm bằng một loại nhựa polymer có tên là CR-39 qua quá trình xử lý bằng nhiệt.

Tròng kính nhựa

Do có trọng lượng tương đối nhẹ (chỉ nặng bằng một nửa tròng kính thuỷ tinh), hơn nữa lại có chi phí thấp và chất lượng quang học nổi bật. Hiện nay nhựa CR-39 vẫn là chất liệu được sử dụng phổ biến để làm tròng kính.

Tròng kính Polycarbonate:

Vào đầu những năm 1970, tập đoàn kính mắt Gentex Corporation ở Hoa kỳ đã giới thiệu loại tròng kính polycarbonate đầu tiên để làm một chiếc bảo hộ. Sau một thập kỷ được cải thiện không ngừng, từ những năm 1980, ống kính polycarbonate bắt đầu trở nên phổ biến và vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.

Tròng kính Polycarbonate

Có một điều thú vị về loại vật liệu Polycarbonate là ban đầu nó được thiết kế để làm mũ bảo hiểm an toàn cho lính không quân và làm “kính chống đạn” cho các nhà băng, các tiệm vàng và các địa điểm dễ bị cướp bóc. Lý do là bởi tròng kính polycarbonate nhẹ hơn và chống va đập tốt hơn nhựa CR-39 rất nhiều. Hiện nay, trong kính này được sử dụng chủ yếu cho kính mắt trẻ em, kính bảo hộ và kính thể thao.

Ngoài ra, còn có một chất liệu tròng kính nhẹ hơn cả polycarbonate nhưng vẫn có đặc tính chống va đập tương tự được gọi là Trivex (phát triển bởi công ty PPG Industries), được phổ biến rộng rãi hơn từ năm 2001. Lợi thế nổi bật của Trivex so với các loại vật liệu tròng kính khác là có độ tán sắc (hay chỉ số Abbe) cao hơn (xem thêm bên dưới).

Tròng kính nhựa chiết suất cao:

Trong 20 năm qua, để đáp ứng nhu cầu về một loại tròng kính mắt mỏng hơn, nhẹ hơn, một số nhà sản xuất kính mắt đã giới thiệu tròng kính nhựa chiết suất cao. Các tròng kính này mỏng và nhẹ hơn nhiều so với tròng kính nhựa CR-39 bởi chúng độ tán sắc Abbe cao hơn và  trọng lượng riêng thấp hơn.

Dưới là các một số chất liệu tròng kính phổ biến, được sắp xếp theo độ khúc xạ và độ dày khác nhau. Ngoại trừ kính cường lực, các tròng kính dưới đây đều làm từ các vật liệu nhựa.

Chất liệu Chỉ số khúc xạ Độ tán sắc

(giá trị Abbe)

Đặc điểm nổi bật của từng loại
Nhựa chiết suất cao 1.70 – 1.74 36 – 33 Tròng mỏng nhất trong tất cả các loại.

Chống tia UV 100%.

Rất nhẹ.

Nhựa chiết suất cao 1.60-1.67 36 – 32 Mỏng và nhẹ.

Chống tia UV 100%.

Tiết kiệm chi phí hơn tròng có chỉ số khúc xạ 1.70 – 1.74

Nhựa Tribrid 1.60 41 Mỏng và nhẹ.

Khả năng chống va đập cao hơn đáng kể so với tròng kính nhựa CR-39 và nhựa chiết suất cao (trừ polycarbonate và Trivex).

Chỉ số Abbe cao hơn nhựa polycarbonate.

Nhược điểm: Thiết kế tròng kính còn chưa đa dạng

Nhựa polycarbonate 1.586 30 Khả năng chống va đập vượt trội.

Chống tia UV 100%.

Nhẹ hơn tròng kính nhựa có chỉ số  chiết suất cao.

Nhựa Trivex 1.54 45 Khả năng chống va đập vượt trội.

Chống tia UV 100%.

Chỉ số Abbe cao hơn nhựa polycarbonate.

Vật liệu tròng kính rẻ nhất trong các loại kính hiện nay.

Nhựa CR-39 1.498 58 Đặc điểm quang học nổi bật.

Giá thấp.

Nhược điểm: độ dày.

Kính thuỷ tinh 1.523 59 Đặc điểm quang học nổi bật.

Giá thấp.

Nhược điểm: nặng, dễ vỡ.

Chỉ số khúc xạ của kính là gì?

Chỉ số khúc xạ (tiếng Anh là: Refractive Index/còn gọi là: hệ số khúc xạ, độ khúc xạ hay chiết suất của vật liệu thấu kính) là một đơn vị đo lường của mức độ hiệu quả của vật liệu khúc xạ: vật liệu đó có khả năng làm bẻ gãy ánh sáng nhiều hay ít khi có ánh sáng chiếu vào. Chỉ số này phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ ánh sáng truyền qua vật liệu.

Chỉ số khúc xạ là một đơn vị đo lường của mức độ hiệu quả của vật liệu khúc xạ

Cụ thể hơn, hệ số khúc xạ của vật liệu thấu kính là tỷ lệ tốc độ ánh sáng trong chân không chia cho tốc độ ánh sáng trong vật liệu thấu kính.

Ví dụ, chỉ số khúc xạ của nhựa CR-39 là 1.498. Điều đó có nghĩa là ánh sáng truyền chậm hơn khoảng 50% qua nhựa CR-39 so với trong chân không.

Chỉ số khúc xạ của vật liệu càng cao, ánh sáng di chuyển qua nó càng chậm, dẫn đến sự khúc xạ của các tia sáng càng lớn. Vì vậy, một vật liệu có chỉ số khúc xạ thấu kính càng cao thì hiện tượng khúc xạ ánh sáng càng được giảm bớt.

Nói cách khác, đối với công suất của một thấu kính cụ thể, vật liệu thấu kính chiết suất cao sẽ mỏng hơn so với vật liệu thấu kính chiết suất thấp.

Chỉ số khúc xạ của vật liệu thấu kính hiện tại dao động từ 1,498 (nhựa CR-39) đến 1,74 (nhựa chiết suất cao). Vì vậy, với cùng công suất và thiết kế bên ngoài, thấu kính làm bằng nhựa CR-39 sẽ là tròng kính dày nhất và thấu kính làm bằng nhựa chiết suất cao (chỉ số khúc xạ 1,74) sẽ là tròng kính mỏng nhất.

Độ tán sắc là gì?

Độ tán sắc (hay chỉ số Abbe) của vật liệu thấu kính là thước đo khách quan về diện tích phân tán các bước sóng ánh sáng khi thấu kính có ánh sáng đi vào. Các vật liệu thấu kính có hệ số tán sắc thấp sẽ có độ phân tán cao hơn. Điều này có thể gây ra hiện tượng quang sai màu – một lỗi quang học khiến mắt nhìn thấy các quầng sáng màu xung quanh các vật thể, đặc biệt là khi ở trong điều kiện ánh sáng mạnh.

Độ tán sắc là thước đo khách quan về diện tích phân tán các bước sóng ánh sáng

Các hiện tượng quang sai màu có thể được nhận thấy rõ ràng nhất khi bạn nhìn qua các vùng ngoại vi của tròng kính. Ngược lại, nó ít được chú ý đến nhất khi bạn nhìn trực tiếp qua vùng quang học trung tâm của tròng kính.

Giá trị Abbe của vật liệu thấu kính mắt dao động từ 59 (tròng kính thuỷ tinh) đến 30 (tròng kính nhựa polycarbonate). Độ tán sắc càng thấp thì vật liệu thấu kính càng dễ có khả năng gây ra quang sai màu.

Thiết kế tròng kính dạng phi cầu

Ngoài việc chọn một vật liệu ống kính có chỉ số khúc xạ cao, một cách khác để mang lại cho tròng kính của bạn nhiều công dụng hơn là hãy chọn một tròng kính có thiết kế dạng phi cầu.

Thiết kế phi cầu là sự cân bằng bề mặt thấu kính sao cho độ cong của nó thay đổi dần đều từ trung tâm thấu kính ra các vùng ngoại vi. Thiết kế tròng kính như trên cho phép các nhà sản xuất kính mắt tận dụng các đường cong phẳng hơn khi chế tạo tròng kính mà không làm giảm hiệu suất quang học của chúng.

Bởi vì các thấu kính phi cầu phẳng hơn các thiết kế thấu kính hình cầu thông thường, chúng giảm thiểu hiện tượng phóng đại không mong muốn cho mắt của người đeo. Trong một số trường hợp, thiết kế phi cầu cũng cải thiện rõ ràng tầm nhìn ngoại vi của người đeo.

Hầu hết các ống kính nhựa chiết suất cao được chế tạo với thiết kế phi cầu để tối ưu hóa cả ngoại hình và hiệu suất quang học. Với ống kính polycarbonate và CR-39, một thiết kế phi cầu thường là một lựa chọn làm tăng giá thành của ống kính.

Bạn biết gì về độ dày của tròng kính? mỏng nhất ở vùng trung tâm hay mỏng hơn ở các cạnh thì tối ưu? 

Để tròng kính giữ được khả năng chống va đập, các nhà sản xuất kính mắt phải tuân theo các giới hạn về độ mỏng tối thiểu được cho phép của thấu kính.

Độ dày mỏng của tròng kính

Đối với loại thấu kính lõm để điều chỉnh cận thị, phần mỏng nhất của thấu kính sẽ là trung tâm quang học, nằm ở giữa hoặc gần giữa thấu kính. Ngược lại, trong các thấu kính lồi điều chỉnh viễn thị, phần mỏng nhất của thấu kính sẽ nằm ở các cạnh (vùng ngoại vi) của nó.

Do khả năng chống va đập vượt trội, tròng kính nhựa polycarbonate và Trivex có thể được chế tạo ở độ dày trung tâm chỉ 1,0 mm mà vẫn vượt qua tiêu chuẩn chống va đập. Tuy nhiên, thấu kính điều chỉnh cận thị làm bằng các vật liệu khác thường phải có độ dày trung tâm lớn hơn để có thể vượt qua mức tiêu chuẩn.

Ngoài ra, kích thước và hình dạng của khung kính cũng sẽ ảnh hưởng đến độ dày của tròng kính, đặc biệt nếu bạn bị cận thị, viễn thị nặng. Một khung kính phù hợp có thể làm giảm đáng kể độ dày và trọng lượng của tròng kính, bất kể bạn dùng loại tròng kính nào.

Thông thường, các tròng kính mỏng nhất sẽ được thiết kế phi cầu và làm bằng vật liệu chiết suất cao, được cố định trên một khung kính nhỏ.

Chọn các tính năng của tròng kính sao cho phù hợp nhu cầu của bạn

Để có một tầm nhìn thoải mái nhất mà kính vẫn bền và đẹp, bạn nên đảm bảo tròng kính của bạn phải “đa-zi-năng”, tức là phải đáp ứng được đầy đủ các tính năng sau đây:

Có lớp váng phủ chống trầy xước:

Bề mặt của các vật liệu thấu kính có trọng lượng thấp sẽ mềm và dễ bị trầy xước hơn so với tròng kính có trọng lượng cao. Ngoài tròng kính nhựa polycarbonate có khả năng chống va đập cao nhất, thì tất cả các tròng kính nhựa khác đều yêu cầu một lớp váng phủ chống trầy xước để duy trì được độ bền và chất lượng của mắt kính.

Tròng kính có lớp váng phủ chống trầy xước

Hầu hết các lớp phủ chống trầy xước hiện đại ngày nay có thể làm cho tròng kính mắt của bạn có khả năng chống trầy xước gần giống như thủy tinh. Thế nhưng, nếu bạn là người hay sử dụng kính mắt, vẫn hãy nhớ hỏi về chính sách bảo hành chống trầy xước để đề phòng các tai nạn không mong muốn về sau nhé.

Có lớp váng phủ chống phản chiếu:

Một lớp váng phủ chống phản chiếu (AR) sẽ khiến tất cả các tròng kính mắt điều chỉnh tốt hơn. Lớp phủ AR giảm thiểu các phản xạ ánh sáng không cần thiết, làm tăng độ nhạy tương phản cho mắt và cải thiện tầm nhìn ban đêm. Chúng cũng giảm thiểu việc phản chiếu hình ảnh lên bề mặt mắt kính. Vì vậy, bạn có thể giao tiếp bằng mắt tốt hơn, bởi người khác sẽ không bị phân tâm bởi các hình ảnh phản chiếu trong tròng kính của bạn.

cach-chon-trong-kinh
Tròng kính có lớp váng phủ chống phản chiếu

Lớp phủ chống phản quang còn đặc biệt quan trọng nếu bạn lựa chọn các loại tròng kính chiết suất cao. Điều đó là bởi vì tròng kính có chỉ số khúc xạ càng cao thì càng phản chiếu ánh sáng nhiều hơn. Trên thực tế, các tròng kính chiết suất cao sẽ phản chiếu ánh sáng nhiều hơn tới 50% so với tròng kính CR-39, gây chói cho mắt rất nhiều trừ khi được phủ một lớp váng phủ AR.

Tròng kính chống được hoàn toàn tia cực tím:

Tiếp xúc với tia cực tím (UV) lâu dài có thể dẫn đến vấn đề về mắt liên quan đến tuổi tác bao gồm: đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng,… Vì lý do này, chúng ta nên có cách bảo vệ mắt khỏi tia cực tím nhiều nhất có thể. Các tròng kính nhựa polycarbonate và gần như tất cả các tròng kính nhựa chiết suất cao đều tích hợp khả năng chống tia cực tím 100%, nên chúng có thể là những lựa chọn hàng đầu bạn nên tìm hiểu thêm trước khi mua kính.

cach-chon-trong-kinh
Tròng kính chống được hoàn toàn tia cực tím bảo vệ mắt tốt hơn so với tròng kính thường

Còn trong trường hợp bạn sử dụng kính nhựa CR-39, hãy lưu ý rằng những tròng kính này cần có một lớp váng phủ bổ sung thêm để có thể chống tia cực tím như những loại kính khác.

Tròng kính có khả năng đổi màu:

Công nghệ này cho phép tròng kính tự động chuyển sang màu tối hơn khi phản ứng với tia UV và tia HEV (ánh sáng năng lượng cao nhìn thấy được). Ngược lại, trong điều kiện ánh sáng nhẹ như ở trong phòng, bề mặt kính lại trở lại trạng thái trong suốt, không màu. Hiện nay, hầu hết các vật liệu kính mắt đều đã được áp dụng công nghệ quang điện này.

cach-chon-trong-kinh
Tròng kính có khả năng đổi màu thích nghi được nhiều điều kiện ánh sáng

Chi phí mua tròng kính và kính mắt

Tùy thuộc vào thiết kế, loại tròng kính và phương pháp điều trị cụ thể mà bạn lựa chọn, chi phí của chúng có thể thay đổi rất khác nhau.

Chi phí mua tròng kính và kính mắt

Thông thường, những tròng kính nhựa chiết suất cao, có tích hợp lớp váng phủ chống phản chiếu, chống tia cực tím đương nhiên sẽ cao hơn. Giá cả trên thị trường hiện nay dao động từ 500.000 đến 3 triệu VNĐ.

Mặt khác, nếu bạn mua kính mắt có tròng nhựa polycarbonate thông thường, chi phí sẽ có phần thấp hơn, dao động từ 200.000 đến 600.000 VNĐ.

Tròng kính đổi màu Transition của hãng Essilor với công nghệ Chrome 6,7 đổi màu nhanh chóng, có khả năng chống tia UV (và tùy theo độ mắt và chiết suất) có giá từ 2.138.000 VNĐ/cặp. Tròng kính này bán nhiều ở các cửa hàng kính mắt Việt Tín trên toàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Tóm lại, để chọn được một đôi kính có giá trị tốt nhất, bạn nên trang bị cho mình đầy đủ các thông tin cần thiết về các sản phẩm bạn đang muốn tìm hiểu và lựa chọn sự trợ giúp phù hợp của cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc mắt có uy tín nhé! Chúc bạn thành công.

Giới thiệu: Rohto Nhật Bản

Nước nhỏ mắt Rohto Nhật Bản Vitamin hỗ trợ mắt mỏi yếu chống cận thị. Sản phẩm giúp:
+ Tăng cường sức khỏe vùng mắt, giảm tình trạng mỏi mắt
+ Thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho mắt và cải thiện mệt mỏi mắt
+ Bảo vệ các bề mặt góc cạnh mắt, làm giảm các triệu chứng mệt mỏi liên quan đến mắt.
+ Hỗ trợ phòng các bệnh về mắt do tác nhân môi trường như máy tính, bơi lội, khói bị
+ Mang lại cảm giác dễ chịu, mát mẻ làm cho đôi mắt đang bị mệt mỏi cảm thấy tươi tỉnh và khỏe

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim