Biến chứng sau phẫu thuật đục thuỷ tinh thể là điều không hề ai mong muốn. Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng, vì tỷ lệ biến chứng hiện nay đã giảm xuống mức rất thấp (khoảng 0.5% trong tổng số ca phẫu thuật).
Contents
Đôi điều về tình trạng biến chứng sau phẫu thuật đục thuỷ tinh thể hiện nay
Trước tiên phải khẳng định là phẫu thuật đục thủy tinh thể được đánh giá là một trong các phương pháp an toàn nhất trong nhãn khoa. Hầu hết các trường hợp phẫu thuật thay thủy tinh thể thành công đều không để lại di chứng và các bệnh nhân cũng phục hồi sức khỏe khá nhanh chóng.

Theo Alcon (một tập đoàn y tế toàn cầu chuyên chăm sóc nhãn khoa), hàng năm có khoảng 4 triệu ca bệnh nhân bị đục thủy tinh thể tại Mỹ đã được phẫu thuật thay thủy tinh thể thành công và con số này vẫn có khả năng tăng cao. Một nghiên cứu khác về nhãn khoa đã chỉ ra có đến 99,5% tình nguyện viên tham gia nghiên cứu cho biết họ không phải đối mặt với bất cứ biến chứng nào hậu phẫu. Các biến chứng có xu hướng giảm đi đáng kể nhờ vào sự tiến bộ của nền y học.
Tuy nhiên, các cuộc phẫu thuật nhãn khoa luôn có thể để lại một vài di chứng và phẫu thuật thay thủy tinh thể cũng không ngoại lệ. Một số biến chứng có thể xảy ra sau khi chúng ta thay thủy tinh thể là:
- Đục bao sau (PCO)
- Lệch thấu kính nội nhãn IOL
- Viêm mắt
- Bị mẫn cảm với ánh sáng
- Phù hoàng điểm
- Xuất hiện tình trạng hoa mắt
- Bị sụp mí trên
- Tăng nhãn áp bất thường
Các biến chứng trên đây thường xuất hiện ở mức độ nhẹ và có thể được khắc phục các các phương pháp y khoa hoặc phẫu thuật bổ sung.
Biến chứng nào thường gặp nhất sau khi phẫu thuật thay thủy tinh thể?
Biến chứng phổ biến nhất sau khi phẫu thuật thay thủy tinh thể chính là đục bao sau hay còn được biết đến bằng tên viết tắt là PCO (posterior capsule opacification). Một số người vẫn coi PCO là hiện tượng đục thủy tinh thể thứ phát dù là hiện tượng này không phải bệnh nhân bị tái phát chứng đục thủy tinh thể hậu phẫu. PCO được biết đến như tình trạng mặt sau vỏ bao thủy tinh thể bị đục.

Khi phẫu thuật thay thế thủy tinh thể, các bác sĩ sẽ loại bỏ nhân thủy tinh thể tự nhiên (lúc này đã bị đục và mất chức năng thị giác) trong mắt chúng ta. Thứ được đưa vào thay thế thủy tinh thể này được gọi là thấu kính nội nhãn (IOL). IOL thường sẽ được cấy vào bên trong của nang thủy tinh thể (màng mỏng trong suốt bao bọc bên ngoài thủy tinh thể tự nhiên). Nang thủy tinh thể gần như vẫn còn nguyên vẹn sau khi các bác sĩ thực hiện thủ thuật trên.
Sở dĩ ưu tiên trong phẫu thuật thay thủy tinh thể là việc giữ nang thủy tinh thể nguyên vẹn là vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực của bệnh nhân sau phẫu thuật.
Tuy nhiên trong một số trường hợp thị lực của bệnh nhân sẽ suy giảm theo thời gian kéo theo việc bị mờ bao sau. Thời gian xảy ra hiện tượng đục bao sau thường là vài tháng hoặc vài năm hậu phẫu thuật.
Theo một số nghiên cứu nhãn khoa uy tín trên thế giới thì có 11,8% bệnh nhân bị PCO sau 1 năm thay thủy tinh thể. Con số này tăng lên 20,7% sau 3 năm và là 28,4% sau 5 năm phẫu thuật.
Các bệnh nhân bị PCO có thể phải sử dụng các biện pháp đặc biệt để điều trị, phục hồi thị lực nếu bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu.
Cách điều trị chứng đục bao sau (PCO)
Hiện nay các bác sĩ thường sử dụng phương pháp laser YAG để điều trị chứng đục bao sau. Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, hiệu quả và ít đau, nhanh hồi phục. Phương pháp laser YAG thường được thực hiện tại bệnh viện hoặc các phòng khám nhãn khoa lớn.

Các bước cơ bản của quy trình điều trị này như sau:
- Bác sĩ sẽ sử dụng một loại thuốc nhỏ mắt chuyên dụng để giúp mắt người bệnh thư giãn và giãn mở tốt.
- Các tia laser YAG sẽ loại bỏ vùng bị đục tại bao thủy tinh thể mà không cần tác động từ dao phẫu thuật.
- Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ mắt tiêu viêm cho người bệnh dùng hàng ngày.
Thường thì quy trình sử dụng laser YAG chỉ mất vài phút và hoàn toàn không gây đau đớn trong quá trình thực hiện. Trong lúc thực hiện phương pháp này bạn sẽ phải nằm yên hoàn toàn, trong trường hợp bệnh nhân là người thiểu năng trí tuệ hoặc trẻ em thì bác sĩ sẽ sử dụng thuốc an thần để đảm bảo an toàn.
Ngay sau khi hoàn thành thủ thuật này bạn có thể sinh hoạt và làm việc như bình thường. Tất nhiên bạn có thể phải đối mặt với một vài di chứng nhỏ do ảnh hưởng của tia laser nhưng chúng sẽ biến mất sau chậm nhất là vài tuần.
Các bệnh nhân sử dụng phương pháp laser YAG thường sẽ cải thiện thị lực sau 24 giờ thực hiện thủ thuật. Tuy nhiên nếu bạn không thấy thị lực được cải thiện đáng kể hoặc thậm chí là chuyển biến xấu thì bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa.
Các tia laser YAG đã loại bỏ hoàn toàn phần bao thủy tinh thể bị đục nên hiện tượng đục bao sau sẽ không thể tái phát được. Nhìn chung, bạn chỉ cần sử dụng laser YAG một lần là có thể loại bỏ vĩnh viễn chứng PCO.
Phương pháp sử dụng laser YAG có rủi ro nào không?
Nhìn chung tia laser YAG là an toàn đối với sức khỏe người bệnh dù là họ vẫn có khả năng phải đối mặt với một số di chứng tạm thời.
Rủi ro lớn nhất đến từ phương pháp sử dụng laser YAG có lẽ là tình trạng bong võng mạc. Theo các thống kê đến từ các tổ chức y tế Hoa Kỳ thì nguy cơ bệnh nhân bị bong võng mạc sau phẫu thuật thay thủy tinh thể là 1%. Tuy nhiên nếu sau phẫu thuật bệnh nhân có sử dụng phương pháp laser YAG thì nguy cơ sẽ tăng lên thành 2%.

Thấu kính nội nhãn IOL bị lệch cũng là biến chứng nguy hiểm sau phẫu thuật
Không ít trường hợp thấu kính nội nhãn bị lệch hoặc sai vị trí sau một thời gian hoàn thành phẫu thuật. Các IOL bị lệch càng nhiều thì thị lực của chúng ta càng bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực.
Thấu kính nội nhãn thường được đặt vào trong bao thủy tinh thể, bao này có nhiệm vụ giữ cho thủy tinh thể tự nhiên và nhân tạo nằm ở đúng vị trí cần thiết. Thế nhưng bao nang thủy tinh thể rất mỏng, độ mỏng của nó được đánh giá tương đương như vỏ của tế bào hồng cầu. Các tác động thực hiện trong suốt quá trình phẫu thuật mắt rất có thể khiến cấu trúc của bao bị ảnh hưởng và dễ vỡ.
Khi cấu trúc bao ngoài của bao thủy tinh thể bị ảnh hưởng, có hai trường hợp có thể xảy ra bao gồm bản thân túi bao bị lệch khỏi vị trí cần thiết hoặc sa lệch thấu kính nội nhãn nhân tạo.

Ngay cả khi bao thủy tinh thể không bị ảnh hưởng hậu phẫu thì theo thời gian các cơ giữ IOL có thể bị thoái hóa dẫn đến việc IOL nằm không đúng chỗ như mong muốn.
Nếu bạn gặp phải tình trạng này thì bác sĩ sẽ chỉ định một cuộc phẫu thuật mới để chỉnh lại vị trí IOL. Nếu nghiêm trọng hơn có thể bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nhằm cấy ghép thủy tinh thể mới.
Nhìn chung nếu bạn phát hiện tình trạng sa lệch thủy tinh thể nhân tạo thì nên đến gặp bác sĩ và đặt lịch phẫu thuật điều chỉnh càng sớm càng tốt. Sau khoảng 3 tháng kể từ ngày bạn cấy ghép thủy tinh thể mới, mắt bạn sẽ dần hợp nhất với bộ phận mới này. Việc bạn can thiệp vào thủy tinh thể nhân tạo sau thời điểm trên sẽ khá khó khăn và ảnh hưởng xấu đến thị lực. Vì vậy hãy liên hệ với bác sĩ nhãn khoa ngay khi phát hiện biến chứng liên quan đến IOL và để họ đưa ra các chỉ định chuyên khoa kịp thời.
Theo một nghiên cứu đến từ Mayo Clinic, các bệnh nhân đã phẫu thuật thay thủy tinh thể có nguy cơ bị lệch IOL sau khoảng 10 năm ở mức 0,1% và tăng lên đến 0,7% sau 20 năm.
Các biến chứng khác do phẫu thuật đục thủy tinh thể
Phẫu thuật thay thế thủy tinh thể có thể bao gồm các chứng viêm mắt nhẹ đến tình trạng mất thị lực nghiêm trọng. Bệnh nhân có khả năng bị mất thị lực trong các trường hợp mắt bị nhiễm trùng hoặc xuất huyết nội.

Hầu hết các biến chứng hậu phẫu đều xuất hiện sau một thời gian bệnh nhân phẫu thuật thành công. Ví dụ bệnh nhân có thể phải đối mặt với tình trạng bong giác mạc sau vài tháng hoặc vài năm thay thủy tinh thể nhân tạo. Các bệnh nhân bị bong võng mạc cần liên hệ với bác sĩ nhãn khoa càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời. Việc bạn có phản ứng nhanh với các triệu chứng của bệnh này sẽ làm giảm đáng kể khả năng bị suy giảm thị lực. Các dấu hiệu cảnh bảo bạn có thể đang bị bong võng mạc là tầm nhìn lúc rõ lúc mờ thất thường, mãn cảm nhẹ với ánh sáng,…
Một số biến chứng khác có thể xuất hiện sau phẫu thuật đục thủy tinh thể là:
- Sưng giác mạc, võng mạc
- Tăng nhãn áp
- Sụp mí mắt trên

Một vài biến chứng nhỏ khác cũng có thể xuất hiện nhưng không nguy hiểm, bác sĩ có thể chỉ định một vài thuốc nhỏ mắt chuyên dụng để khắc phục chúng.
6. Phương pháp bảo vệ thị lực sau phẫu thuật thay thủy tinh thể?
Các vấn đề liên quan đến thị lực như mắt bị mẫn cảm với ánh sáng mặt trời là khá phổ biến sau phẫu thuật thủy tinh thể. Người bệnh nên báo lại tình trạng này với bác sĩ nhãn khoa của mình và chọn loại mắt kính quang sắc để đeo. Chúng có thể giúp bạn thích nghi tốt hơn dưới nhiều điều kiện ánh sáng khác nhau, ngăn chặn tia UV.
Ngoài ra nếu bạn cần khắc phục tật khúc xạ của mắt hoặc chứng lão thị thì nên cân nhắc sử dụng mắt kính multifocal tích hợp lớp phủ chống phản xạ.

Nếu bạn đã phẫu thuật thay thế thủy tinh thể mà thị lực vẫn không có chuyển biến tốt thì bạn nên đến gặp bác sĩ và kiểm tra mắt toàn diện. Có thể bạn đang bị thoái hóa điểm vàng hoặc võng mạc tiểu đường, thậm chí là mắc các bệnh lý nghiêm trọng khác liên quan đến mắt. Lúc này bạn nên chọn các phương pháp y khoa để cải thiện thị lực hoặc các thiết bị hỗ trợ người thị lực kém chuyên dụng.