Võng mạc tiểu đường: cơ chế gây bệnh & biến chứng nguy hiểm

Bệnh tiểu đường không chỉ ảnh hưởng đến đường huyết mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là ở mắt. Một trong những biến chứng phổ biến và nguy hiểm nhất là bệnh võng mạc tiểu đường, có thể dẫn đến suy giảm thị lực và thậm chí là mù lòa nếu không được phát hiện sớm. Vậy cơ chế nào khiến bệnh tiểu đường gây tổn thương võng mạc? Những biến chứng nguy hiểm nào có thể xảy ra? Hãy cùng Eyelight.vn tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Bệnh võng mạc tiểu đường là gì?

Bệnh võng mạc tiểu đường (hay còn gọi là bệnh võng mạc đái tháo đường) là một trong các tổn thương võng mạc do tiểu đườngBệnh tiểu đường (đái tháo đường): là tình trạng rối loạn chuyển hóa, khiến lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường. Nguyên nhân do cơ thể thiếu insulin hoặc không sử dụng hiệu quả insulin. Nếu không kiểm soát tốt, bệnh có thể gây tổn thương tim, mạch máu, thận, mắt và thần kinh. gây ra. Nó không chỉ ảnh hưởng xấu đến thị lực của người bệnh mà còn là nguyên nhân chủ yếu gây ra mù lòa ở người trung niên. Cách để hạn chế sự phát triển của bệnh võng mạc đái tháo đường là chúng ta phải phát hiện sớm và tích cực điều trị bệnh tiểu đường. Ngoài ra, các bệnh nhân bị tiểu đường kéo dài cũng nên thực hiện khám mắt định kỳ tại các bệnh viện chuyên khoa.

Bệnh lý võng mạc đái tháo đường là một trong các tổn thương võng mạc do tiểu đường gây ra

Theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF), tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường hiện đang ở ngưỡng rất cao, đặc biệt là tại các quốc gia phát triển như Mỹ. Có khoảng 30 triệu công dân Mỹ (tương đương với khoảng 11% dân số) ở độ tuổi từ 20-79 bị mắc bệnh này. Trong đó lại có đến 90% số bệnh nhân nói trên chuyển sang tiểu đường type 2 – khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc tự kháng insulin tự nhiên.

Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) đã công bố lượng đường trong máu của bệnh nhân tăng không kiểm soát hoàn toàn có thể gây hại cho mắt, thận, tim và các dây thần kinh. Các nguyên nhân gây ra tình trạng này chủ yếu là béo phì, chế độ dinh dưỡng mất cân bằng và cơ thể ít vận động.

Các dữ liệu của Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã cho thấy có tới 12.000-24.000 trường hợp mất thị lực hoàn toàn do bệnh võng mạc tiểu đường mỗi năm. Tuy rằng bệnh nhân vẫn có thể ngăn ngừa khả năng bị mù lòa nếu điều trị sớm nhưng hầu hết bệnh nhân không tự ý thức được việc này.

Theo một khảo sát do Everyday Health (1 trong 10 website chăm sóc sức khỏe lớn nhất thế giới) thực hiện, chỉ có chưa đến một nửa số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nhận thức được việc họ phải tự bảo vệ thị lực tốt hơn. Đặc biệt, chỉ có 18% số bệnh nhân biết đến chứng phù hoàng điểm do tiểu đườngPhù hoàng điểm do tiểu đường: (tiếng Anh: Diabetic Macular Edema hay DME), là một bệnh lý về mắt hay gặp ở những bệnh nhân bị tiểu đường.  Khi bệnh nhân có lượng đường trong máu cao, các mạch máu ở võng mạc dễ bị tổn thương và rò rỉ dịch ra ngoài gây tích tụ dịch tại hoàng điểm, làm cho hoàng điểm bị sưng phù lên và thị lực bệnh nhân bị giảm sút.. Có tới 30% tổng số người bệnh cho biết họ không hề đi khám mắt định kỳ để phòng tránh các di chứng thị lực gây ra bởi bệnh tiểu đường.

Những người dễ bị võng mạc đái tháo đường nhất là người già và người dân tộc thiểu số vì đây là nhóm bệnh nhân ít có điều kiện chăm sóc y tế toàn diện. Bạn đọc cần nâng cao nhận thức để: đảm bảo chăm sóc sức khỏe thị lực cho bản thân, gia đình và bạn bè trước các biến chứng của tiểu đường.

Trên thực tế, các bệnh nhân bị tiểu đường ít nhất 10 năm mới có thể mắc bệnh võng mạc đái tháo đường. Tuy nhiên bạn không thể chủ quan trong suốt quãng thời gian dài này. Ngay khi bạn được chẩn đoán đã mắc bệnh tiểu đường, hãy liên hệ ngay với bác sĩ nhãn khoa để được khám mắt định kỳ ít nhất mỗi năm một lần.

Cơ chế gây bệnh võng mạc đái tháo đường

Bệnh tiểu đường sẽ gây ra một loạt các thay đổi bất thường về lượng đường trong máu của chúng ta. Thông thường, cơ thể chúng ta sẽ cần một lượng đường nhất định để có thể chuyển đổi thành năng lượng và vận hành các bộ phận khác nhau. Thế nhưng khi chúng ta mắc bệnh tiểu đường, lượng đường lưu thông trong máu sẽ cao bất thường, gây tổn thương, tắc nghẽn mạch máu, thay đổi lưu lượng máu đến các cơ quan của cơ thể, trong đó có cả mắt.

Bệnh tiểu đường có 2 loại chính là:

  • Tiểu đường loại 1 (Type 1): Insulin được biết đến như một loại hormone đặc biệt do cơ thể sản sinh ra để điều chỉnh lượng đường trong máu. Khi bạn được chẩn đoán đã mắc tiểu đường Type 1 thì đồng nghĩa với việc cơ thể bạn sản xuất thiếu hormone này dẫn đến đường có trong máu bị thừa.
Bệnh tiểu đường gồm có 2 loại chính
  • Tiểu đường loại 2 (Type 2): Nếu bạn đã chuyển sang tiểu đường Type 2 thì cơ thể bạn đã tự kháng với insulin. Điều này có nghĩa là insulin trên lý thuyết vẫn được cơ thể bạn sản xuất đủ nhưng nó lại mất khả năng kiểm soát lượng đường trong máu vốn có của nó. Lượng đường trong máu bị đẩy cao và cơ thể tiếp tục sản sinh ra insulin. Vòng tròn này sẽ khiến cơ thể bạn bị mất cân bằng lượng đường có trong máu nghiêm trọng.

Khi đường trong máu tăng cao thì nguy cơ gây bệnh võng mạc tiểu đường cũng bị gia tăng.

Lượng đường trong máu sẽ gây tổn thương, tắc nghẽn các mạch máu tại võng mạc và ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào cảm quangTế bào cảm quang: (tiếng Anh là photoreceptors): là các tế bào nhạy sáng được tìm thấy trong võng mạc con người. Tế bào cảm quang có hai dạng là tế bào hình nón và tế bào hình que. Các tế bào hình nón nằm ở trung tâm võng mạc và có nhiệm vụ nhận tín hiệu về màu sắc của các sự vật. Trong khi đó các tế bào hình que nằm xung quanh võng mạc lại có nhiệm vụ tiếp nhận tín hiệu liên quan đến hai màu đen và trắng trong điều kiện ánh sáng yếu.. Đây chính là tiền đề của các tổn thương mắt, võng mạc và gây ra bệnh võng mạc tiểu đường.

Các triệu chứng của bệnh võng mạc tiểu đường

Một số triệu chứng tiêu biểu của bệnh võng mạc đái tháo đường gồm:

Bệnh võng mạc tiểu đường sẽ khiến thị lực bị ảnh hưởng nhẹ và khuyết tầm nhìn
  • Thị lực bị ảnh hưởng nhẹ, khuyết tầm nhìn
  • Mắt bị cộm hoặc nổi đốm bất thường
  • Thường xuyên nhìn thấy mảng tối bất thường
  • Tầm nhìn bị mờ hoặc hình ảnh thu về bị méo mó bất thường
  • Giác mạc có dấu hiệu trầy xước, tổn thương
  • Xuất hiện chứng song thị (nhìn đôi)
Đôi khi sẽ xuất hiện chứng song thị
  • Thường xuyên bị đau mắt
  • Người bệnh có vấn đề với tầm nhìn gần mà không phải bị lão thị
  • Đục thủy tinh thể

Đôi khi võng mạc đái tháo đường còn gây tổn thương cho các dây thần kinh và làm ảnh hưởng đến sự chuyển động linh hoạt của mắt. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy bị giật ở mắt không tự chủ được thì cũng có khả năng bạn đã bị bệnh võng mạc đái tháo đường.

Trên đây mới chỉ là một số triệu chứng lâm sàng của bệnh, khi đi khám mắt tổng quát bạn có thể sẽ ghi nhận thêm các tổn thương bên dưới nội mạc như:

  • Xuất huyết võng mạc
  • Sưng tân mạch
  • Rò rỉ dịch từ mạch máu

Phương pháp khám bệnh võng mạc đái tháo đường

Bác sĩ nhãn khoa thường sẽ phải sử dụng các thiết bị y tế chuyên dụng để kiểm tra tình trạng võng mạc, phát hiện các tổn thương nội mạc cụ thể. Đôi khi bác sĩ nhãn khoa sẽ giới thiệu bạn đến gặp các chuyên gia về võng mạc để được chụp mạch huỳnh quang đáy mắt chụp mạch huỳnh quang đáy mắtChụp huỳnh quang đáy mắt (fluorescein angiography): là một xét nghiệm hình ảnh chuyên sâu về nhãn khoa mà khi thực hiện nó bệnh nhân sẽ được tiêm chất phản quang vào tĩnh mạch. Chất phản quang này sẽ đi theo đường máu đến các mao mạch dưới mắt và cung cấp độ tương phản cao khi bác sĩ chụp ảnh võng mạc. Phương pháp này được đánh giá là giúp ích trực tiếp cho quá trình chẩn đoán bệnh thoái hóa điểm vàng cũng như các bất thường tại mao mạch của võng mạc. hoặc chụp cắt lớp võng mạc (OCT)chụp cắt lớp võng mạc (Optical Coherence Tomography – OCT): là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, sử dụng sóng ánh sáng để tạo ra hình ảnh cắt ngang chi tiết của võng mạc trong mắt. Phương pháp này giúp bác sĩ đánh giá cấu trúc và độ dày của các lớp võng mạc, hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi nhiều bệnh lý về mắt như thoái hóa điểm vàng, bệnh võng mạc tiểu đường và glôcôm. Quy trình chụp OCT thường nhanh chóng, không đau đớn và không gây chảy máu..

Khám võng mạc đái tháo đường sẽ phải tiến hành chụp võng mạc huỳnh quang

Khi khám võng mạc đái tháo đường bạn thường sẽ phải tiến hành chụp võng mạc huỳnh quang. Để bắt đầu quy trình khám bệnh này bạn sẽ được nhân viên y tế tiêm thuốc phản quang vào tĩnh mạch trên cánh tay. Thuốc sẽ đi theo đường máu lên võng mạc để bác sĩ dễ dàng phát hiện ra các tổn thương tồn tại trong nội mạc và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.

Một số biến chứng ở mắt do bệnh tiểu đường gây ra

Lượng đường trong máu tăng cao có thể làm tổn thương nghiêm trọng các mạch máu trong võng mạc. Chính tình trạng này làm cho võng mạc bị sưng lên và bước vào giai đoạn đầu của bệnh võng mạc đái tháo đường. Bệnh càng trở nặng sẽ càng gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực và cuối cùng mất thị lực hoàn toàn.

Phù hoàng điểm

Phù hoàng điểm hay sưng do tích tụ dịch tại hoàng điểm hoàng điểmHoàng điểm: (hay còn gọi là điểm vàng, tiếng Anh: macula) là phần nhạy cảm nhất nằm tại trung tâm của võng mạc. Bộ phận này chịu trách nhiệm đảm bảo thị lực cũng như khả năng nhận biết các màu sắc của sự vật. là biến chứng đầu tiên của bệnh tiểu đường Type 2. Chứng phù này có thể làm giảm thị lực và khiến tầm nhìn bị biến dạng.

benh-vong-mac-tieu-duong
Phù hoàng điểm là phần nhạy cảm nhất nằm tại trung tâm của võng mạc

Phù hoàng điểm có thể xuất hiện bởi các nguyên nhân:

  • Mạch máu bị tắc nghẽn, có các cục máu đông khu trú hoặc xuất huyết nội nhãn.
  • Các mao mạch trong mắt bị sưng phồng lên.

Nếu bạn bị phù hoàng điểm do đái tháo đường thì nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật laser quang đôngPhương pháp laser quang đông (Laser photocoagulation): là một thủ thuật đặc biệt được sử dụng trong điều trị nhãn khoa. Các bác sĩ sẽ sử dụng tia laser chuyên dụng để phục hồi mô, bịt kín các mạch máu có dấu hiệu vỡ, mỏng thành mạch hoặc xuất huyết bất thường. Ngoài ra, tia laser cũng có thể loại bỏ các mao mạch gây bất lợi cho giác mạc sinh ra do thoái hóa điểm vàng hoặc bệnh lý võng mạc đái tháo đường..

benh-vong-mac-tieu-duong
Phương pháp laser quang đông

Võng mạc tiểu đường không tăng sinh

Giai đoạn đầu của bệnh võng mạc tiểu đường có thể được chẩn đoán thông qua dịch hoặc vùng xuất huyết nhỏ dưới võng mạc.

Giai đoạn này, bệnh võng mạc tiểu đường không tăng sinh là giai đoạn đầu của bệnh võng mạc tiểu đường, trong đó các mạch máu nhỏ trong võng mạc bị tổn thương, dẫn đến rò rỉ máu và dịch vào võng mạc, gây sưng phù hoặc lắng đọng chất béo và protein. Tình trạng này có thể dẫn đến phù hoàng điểm, gây suy giảm thị lực sắc nét cho người bệnh. Ngoài ra, các mạch máu trong võng mạc có thể co hẹp, gây thiếu máu cục bộ điểm vàng, ảnh hưởng đến thị lực. Nếu không được kiểm soát, bệnh có thể tiến triển thành giai đoạn tăng sinh, nguy cơ cao gây mất thị lực nghiêm trọng. thường không có triệu chứng thị giác cụ thể. Cách để phát hiện bệnh tốt nhất là kiểm tra chuyên sâu võng mạc để phát hiện ra các đốm xuất huyết nhỏ dưới vi mạch.

Ở các bệnh nhân tiểu đường Type 1, triệu chứng võng mạc tiểu đường chỉ xuất hiện sau ít nhất là 3-4 năm. Tuy nhiên, ở các bệnh nhân tiểu đường Type 2, võng mạc tiểu đường không tăng sinh có thể xuất hiện ngay sau khi phát hiện bệnh tiểu đường.

Võng mạc tiểu đường tăng sinh

Trong số các giai đoạn biến chứng do tiểu đường thì võng mạc tiểu đường tăng sinh là giai đoạn có nguy cơ gây mù lòa cao nhất.

Một số dấu hiệu võng mạc tiểu đường tăng sinh bao gồm:

  • Các tân mạch nằm liền kề dây thần kinh thị giácDây thần kinh thị giác (optic nerve): là các dây thần kinh đặc biệt, chuyên nhận các tín hiệu từ tế bào cảm quang (bao gồm cả tế bào hình que và tế bào hình nón) trong võng mạc và đưa đến thùy chẩm của não. và dịch kính phát triển bất thường. Hiện tượng này được gọi là tân mạch hóaTân mạch hóa (Neovascularization): là hiện tượng các mạch máu mới sinh ra và phát triển một cách bất thường. Chúng thường có số lượng nhiều bất thường hoặc không gắn kết với các bộ phận khác, không thực hiện được chức năng nuôi dưỡng giác mạc. Các bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết về bệnh lý thoái hóa điểm vàng.
  • Xuất huyết trước võng mạc hoặc ứ huyết tại thủy tinh thể.
  • Tình trạng thiếu máu cục bộThiếu máu cục bộ (ischemia): là tình trạng máu lưu thông kém. Tình trạng này xảy ra khi tĩnh mạch hoặc động mạch tồn tại các cục máu đông bất thường làm máu không lưu thông được, khiến các mô không được nuôi dưỡng. Thiếu máu cục bộ kéo dài có thể gây mất thị lực đột ngột. tại mắt và võng mạc do tắc nghẽn mạch máu và thiếu oxy để nuôi dưỡng võng mạc.

Do lượng đường trong máu cao, các tân mạch có xu hướng bị mỏng thành mạch, dễ tổn thương, dễ vỡ gây xuất huyết nội nhãn. Thị lực người bệnh có thể bị mất đột ngột, một số biến chứng nguy hiểm hơn có thể là xơ hóa, bong võng mạc, tăng nhãn áp,…

Triệu chứng phù hoàng điểm có thể xảy ra cùng lúc với bệnh võng mạc tiểu đường không tăng sinh và tăng sinh.

Tất cả các giai đoạn kể trên đều nên được theo dõi thường xuyên bởi bác sĩ chuyên khoa và có thể phải sử dụng laser để điều trị.

Nhóm các bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường cao

Mức độ nghiêm trọng của bệnh tiểu đường và khả năng kiểm soát lượng đường trong máu là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mắc bệnh võng mạc tiểu đường của bạn. Người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường càng lâu thì càng có khả năng mắc bệnh võng mạc tiểu đường, và tệ hơn là biến chứng dẫn đến mù lòa.

benh-vong-mac-tieu-duong
Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường cao

Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng khẳng định phụ nữ có thai sẽ dễ khiến bệnh võng mạc tiểu đường tiến triển xấu và nhanh hơn so với phụ nữ không mang thai.

Viện nghiên cứu nhãn khoa Hoa Kỳ (AAO) cho biết tất cả những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường sau cùng đều sẽ bị biến chứng dẫn đến bệnh võng mạc đái tháo đường (mức độ có thể nặng hay nhẹ) nếu thời gian mắc bệnh tiểu đường kéo dài và đủ lâu. Rất may là những biến chứng tiểu đường mức độ nhẹ có thể không dẫn đến mù lòa.

Hãy đi khám bác sĩ nhãn khoa khi có dấu hiệu võng mạc tiểu đường

Nếu bạn đã bị tiểu đường nhiều năm hoặc đã chuyển sang giai đoạn bị tiểu đường Type 2 thì nên khám mắt toàn diện định kỳ ít nhất mỗi năm một lần. Ngoài ra, bạn cần tự theo dõi sức khỏe mắt của mình một cách kỹ lưỡng vì bạn có khả năng rất cao mắc chứng võng mạc tiểu đường. Bởi vì, bệnh này có thể có dấu hiệu khởi phát rõ ràng hoặc không. Đã có rất nhiều trường hợp bệnh võng mạc tiểu đường trở nặng mới được phát hiện và kéo theo nhiều biến chứng suốt đời.

Hãy đi khám bác sĩ nhãn khoa khi có dấu hiệu võng mạc tiểu đường

Nếu bạn muốn mình có một đôi mắt khỏe mạnh và thị lực ổn định thì cần liên hệ ngay với bác sĩ nhãn khoa nếu phát hiện mình có dấu hiệu bất thường liên quan đến mắt trong thời gian bị tiểu đường. Các bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra các khuyến cáo y khoa để khắc phục hoặc điều trị hoàn toàn các triệu chứng của bệnh hiệu quả. Chúc bạn luôn có đôi mắt khỏe mạnh.

Giới thiệu: Rohto Nhật Bản

Nước nhỏ mắt Rohto Nhật Bản Vitamin hỗ trợ mắt mỏi yếu chống cận thị. Sản phẩm giúp:
+ Tăng cường sức khỏe vùng mắt, giảm tình trạng mỏi mắt
+ Thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho mắt và cải thiện mệt mỏi mắt
+ Bảo vệ các bề mặt góc cạnh mắt, làm giảm các triệu chứng mệt mỏi liên quan đến mắt.
+ Hỗ trợ phòng các bệnh về mắt do tác nhân môi trường như máy tính, bơi lội, khói bị
+ Mang lại cảm giác dễ chịu, mát mẻ làm cho đôi mắt đang bị mệt mỏi cảm thấy tươi tỉnh và khỏe

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim