Bệnh tăng nhãn áp là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?

Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh tăng nhãn áp ngày càng tăng cao. Điều này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm di truyền, chấn thương mắt hoặc các bệnh lý khác. Để hiểu rõ hơn về bệnh tăng nhãn áp, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé.  

Bệnh tăng nhãn áp là gì?

Bệnh tăng nhãn áp là một tình trạng có thể làm hỏng dây thần kinh thị giác

Bệnh tăng nhãn áp là một nhóm bệnh lý về mắt, có thể làm hỏng các dây thần kinh thị giác đóng vai trò là các đường dẫn thông tin giữa mắt và não của bạn. Căn bệnh này thường được gây ra khi có quá nhiều áp lực bên trong một hoặc cả hai mắt. Đặc biệt, khi áp lực ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác, có thể khiến cho bệnh nhân bị mù lòa vĩnh viễn.

Các triệu chứng của tăng nhãn áp thường không xuất hiện rõ rệt cho đến khi dây thần kinh thị giác bị tổn thương. Do đó, thăm khám mắt thường xuyên là điều vô cùng quan trọng, giúp bạn sớm phát hiện được các vấn đề về nhãn áp hoặc thần kinh thị giác trước khi tình trạng mất thị lực xảy ra hoặc trở nên trầm trọng hơn.

Nhìn chung, bệnh tăng nhãn áp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở độ tuổi trung niên trở đi. Nếu bạn được chẩn đoán là bị tăng nhãn áp, bạn đừng nên lo lắng quá. Bạn chỉ cần cố gắng đi khám sức khỏe định kỳ để phòng và điều trị bệnh ngay từ sớm. Hiện nay, các phương pháp điều trị hiện đại đã được áp dụng thành công và mang lại thị lực tốt cho nhiều bệnh nhân.

Nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp 

Theo lẽ thường, mắt chúng ta có chứa đầy chất lỏng được gọi là thủy dịch. Đối với những đôi mắt khỏe mạnh, dòng thủy dịch có thể lưu thông một cách dễ dàng. Tuy nhiên, khi chất lỏng tích tụ quá nhiều bên trong mắt, nó sẽ gây áp lực lên mắt và dẫn đến tình trạng tăng nhãn áp (IOP).

Chất lỏng ở phần trước của mắt không lưu thông là nguyên nhân gây nên bệnh tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp có thể hiểu nôm na là áp lực bên trong mắt cao hơn mức bình thường. Loại tăng nhãn áp phổ biến nhất xảy ra khi mức áp suất mắt quá cao trong một khoảng thời gian dài. Điều này đã gây ra lực đẩy hướng ra ngoài, tác động lên các thành trong của mắt, từ đó làm hỏng dây thần kinh thị giác kết nối ở phía sau mắt.

Nhãn áp có thể tăng lên trong một vài năm trước khi tổn thương dây thần kinh thị giác bắt đầu ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời tình trạng nhãn áp cao là chìa khóa để ngăn ngừa bệnh tăng nhãn áp thành công.

Dưới đây là một số yếu tố có thể gây ra bệnh tăng nhãn áp, bao gồm:

  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tăng nhãn áp
  • Có xu hướng di truyền đối với bệnh tăng nhãn áp
  • Mắc một số căn bệnh mãn tính như tiểu đường hoặc huyết áp cao
  • Thường xuyên sử dụng một số loại thuốc, bao gồm cả steroid
  • Chấn thương ở mắt
  • Giác mạc mỏng
  • Bị cận thị hoặc viễn thị nặng
  • Trên 60 tuổi

Các triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp thường khác nhau và tùy thuộc vào loại bệnh mà bạn mắc phải.

Áp lực bên trong mắt cao thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh tăng nhãn áp

Áp lực bên trong mắt cao thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh tăng nhãn áp. Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của bệnh cho tới khi dây thần kinh thị giác bị tổn thương và mất thị lực.

Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì khả năng cao bạn sẽ bảo toàn được thị lực vốn có của mình.

Đối với những người mắc bệnh tăng nhãn áp khởi phát đột ngột (bệnh tăng nhãn áp góc đóng cấp tính) có thể gặp phải các triệu chứng vô cùng đau đớn. Đây là một tình trạng y tế nguy hiểm và cần phải được điều trị ngay lập tức.

Các loại bệnh tăng nhãn áp 

Dưới đây là những loại bệnh tăng nhãn áp phổ biến nhất, bao gồm:

*Bệnh tăng nhãn áp góc mở (Open-angle glaucoma): hay còn được gọi là bệnh tăng nhãn áp góc mở nguyên phát (POAG). Đây là dạng bệnh tăng nhãn áp phổ biến nhất. Khi bị POAG, góc thoát nước của mắt vẫn mở nhưng thủy dịch không thoát nhanh được ra ngoài để giữ cho áp lực nội nhãn (IOP) ở mức bình thường. Nếu không được điều trị sớm, mức IOP tăng cao sẽ gây tổn thương đến dây thần kinh thị giác và làm mất thị lực dần dần.

Bệnh tăng nhãn áp góc mở (Open-angle glaucoma)

*Bệnh tăng nhãn áp góc đóng (Angle-closure glaucoma): đây là một dạng bệnh tăng nhãn áp hiếm gặp. Tình trạng này xảy ra khi mống mắt bị chúi về phía trước và chặn hoàn toàn góc thoát nước của mắt. Bệnh tăng nhãn áp góc đóng có thể diễn ra một cách đột ngột (bệnh tăng nhãn áp góc đóng cấp tính) và kèm theo các triệu chứng điển hình như đau dữ dội, mắt đỏ và buồn nôn. Bệnh tăng nhãn áp góc đóng cấp tính thường là một tình trạng y tế khẩn cấp và cần được điều trị càng nhanh chóng càng tốt để ngăn ngừa mất thị lực vĩnh viễn.

Bệnh tăng nhãn áp góc đóng (Angle-closure glaucoma)

Ngoài ra, khi mắt có góc thoát nước hẹp sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp góc đóng. Vì lý do này mà đôi khi “bệnh tăng nhãn áp góc đóng” còn được gọi là “bệnh tăng nhãn áp góc hẹp”, và nếu nó xảy ra từ từ lâu dài thì được gọi là bệnh tăng nhãn áp góc đóng mãn tính.

*Bệnh tăng nhãn áp thứ phát (Secondary glaucoma): đây là một loại bệnh tăng nhãn áp do một tình trạng về mắt khác gây ra, hoặc bắt nguồn từ sự chấn thương hay một bệnh lý cụ thể. Bệnh tăng nhãn áp thứ phát có thể xảy ra ở cả dạng góc mở và góc hẹp.

Bệnh tăng nhãn áp thứ phát (Secondary glaucoma)

*Bệnh tăng nhãn áp căng thẳng bình thường (Normal-tension glaucoma): trong một số trường hợp, sự tổn thương dây thần kinh thị giác và mất thị lực vẫn có thể xảy ra ngay cả khi nhãn áp của bạn ở mức bình thường. Dạng bệnh hiếm gặp này được gọi là bệnh tăng nhãn áp căng thẳng bình thường. Mặc dù nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này vẫn chưa được tìm hiểu rõ, nhưng nó có thể liên quan đến tình trạng giảm lưu lượng máu đến dây thần kinh thị giác do một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tuần hoàn trong cơ thể.

benh-tang-nhan-ap
Bệnh tăng nhãn áp căng thẳng bình thường (Normal-tension glaucoma)

*Bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh (Developmental glaucoma): hay còn được gọi là bệnh tăng nhãn áp ở trẻ em (childhood glaucoma). Căn bệnh này có thể xuất hiện ngay từ khi bạn mới chào đời hoặc do chấn thương hay một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác đã được phát hiện từ sớm.

Xét nghiệm tăng nhãn áp

Trong quá trình khám mắt, bác sĩ nhãn khoa sẽ thực hiện một số xét nghiệm để xác định xem liệu bạn có bị bệnh tăng nhãn áp hoặc có nguy cơ mắc bệnh hay không.

Một trong những xét nghiệm tăng nhãn áp phổ biến nhất là xét nghiệm kiểm tra áp suất bên trong mắt (tonometry), hay còn gọi là phép đo áp lực nội nhãn IOP. Thông qua phép đo áp lực nội nhãn (IOP) sẽ giúp bác sĩ xác định được nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp của bạn. Phương pháp này thường tốn ít thời gian, không gây đau đớn nhưng lại là bước vô cùng quan trọng trong buổi khám mắt định kỳ.

Hiện nay, có hai loại kiểm tra đo lường cơ bản để xác định mức nhãn áp của bạn, bao gồm:

  • Đo nhãn áp Applanation: đối với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ nhỏ một giọt thuốc tê vào mắt của bạn và sử dụng một thiết bị siêu nhỏ (nhỏ hơn nhiều so với kính áp tròng) chạm nhanh vào mắt để thực hiện phép đo. Trong quá trình thực hiện, bạn sẽ không có bất kỳ cảm nhận gì. Phương pháp đo nhãn áp Applanation được coi là hình thức kiểm tra nhãn áp chính xác nhất.
benh-tang-nhan-ap
Phương pháp đo nhãn áp Applanation được coi là hình thức kiểm tra nhãn áp chính xác nhất
  • Đo nhãn áp không tiếp xúc (Non-contact tonometry – NCT): đối với xét nghiệm này thường không cần phải gây tê. Trong quá trình đo, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị đo nhãn áp chuyên dụng. Thiết bị này sẽ phả ra một luồng khí nhẹ vào bề mặt mắt của bạn. Một số người có thể bị giật mình khi khí phả vào mắt, tuy nhiên nó không hề gây ra cảm giác khó chịu.
benh-tang-nhan-ap
Đo nhãn áp không tiếp xúc Non-contact tonometry – NCT

Nhìn chung, các phép đo này có vai trò vô cùng thiết yếu, giúp bạn xác định xem liệu mình có bị bệnh tăng nhãn áp hoặc có nguy cơ mắc bệnh hay không. Tuy nhiên, những xét nghiệm tăng nhãn áp là không đủ để đưa ra kết luận chính xác. Do đó, bác sĩ nhãn khoa sẽ kiểm tra thêm liệu dây thần kinh thị giác bên trong mắt của bạn có bị tổn thương hay không.

Ngoài ra, trong quá trình khám mắt để kiểm tra bệnh tăng nhãn áp, bác sĩ cũng có thể thử nghiệm kiểm tra trực quan, kiểm tra góc thoát nước của mắt (phương pháp giác nghiệm) hoặc đo độ dày của giác mạc.

Điều trị bệnh tăng nhãn áp

benh-tang-nhan-ap
Các phương pháp điều trị chính cho bệnh tăng nhãn áp

Các phương pháp điều trị chính cho bệnh tăng nhãn áp thường bao gồm: thuốc bôi, thuốc nhỏ mắt kê đơn, điều trị bằng laser và phẫu thuật.

Hầu hết những người bị tăng nhãn áp đều có thể hạ mức nhãn áp bằng các liệu pháp trên để ngăn chặn và làm chậm sự tiến triển của bệnh trước khi chúng gây mất thị lực.

Mời bạn đọc thêm bài viết: Các phương pháp điều trị tăng nhãn áp hiệu quả 

Nguồn tham khảo: https://www.allaboutvision.com/conditions/glaucoma/

Giới thiệu: Rohto Nhật Bản

Nước nhỏ mắt Rohto Nhật Bản Vitamin hỗ trợ mắt mỏi yếu chống cận thị. Sản phẩm giúp:
+ Tăng cường sức khỏe vùng mắt, giảm tình trạng mỏi mắt
+ Thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho mắt và cải thiện mệt mỏi mắt
+ Bảo vệ các bề mặt góc cạnh mắt, làm giảm các triệu chứng mệt mỏi liên quan đến mắt.
+ Hỗ trợ phòng các bệnh về mắt do tác nhân môi trường như máy tính, bơi lội, khói bị
+ Mang lại cảm giác dễ chịu, mát mẻ làm cho đôi mắt đang bị mệt mỏi cảm thấy tươi tỉnh và khỏe

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim