Bệnh chắp mắt thường gây khó chịu và thẩm mỹ cho mắt của bạn. Vậy bệnh chắp mắt là gì, nguyên nhân và phương pháp điều trị ra sao cho hiệu quả. Cùng Eyelight Việt Nam theo dõi bài viết dưới đây nhé
Contents
Bệnh chắp mắt là gì?
Bệnh chắp mắt (chalazion) bản chất là một khối u chứa hạt mỡ tuyến Meibom, vết sưng này không đau và thường nằm ngay trên mí mắt của bạn. Nó có thể gây ảnh hưởng đến mí mắt trên hoặc dưới của người bệnh. Chắp mắt khác với mụt lẹo (stye) ở điểm chắp mắt chỉ hình thành do tắc nghẽn tuyến dầu trên mi mắt.
Khi bạn bị chắp mắt, khu vực bị sưng có chứa mủ và lipid (thường có tác dụng bôi trơn mắt) bị tích tụ lâu ngày. Đôi khi có một số trường hợp chắp mắt có thể tồn tại trong vài tuần và phát triển lớn dần. Điều này không chỉ khiến cho mắt chúng ta mất tính thẩm mỹ mà còn tạo áp lực lên giác mạc và gây loạn thị và mờ mắt tạm thời.
Nguyên nhân hình thành khối u chắp mắt
Thường thì không có nguyên nhân cụ thể gây ra chắp mắt. Tuy nhiên nguyên nhân được ghi nhận nhiều hơn cả là do viêm bờ mi hoặc bệnh hồng ban.

Những người mắc bệnh hồng ban khi xuất hiện các nốt ban đỏ ở mi mắt đi kèm triệu chứng sưng vùng da này dễ dẫn đến tình trạng chắp mắt nhất. Bệnh hồng ban có thể ảnh hưởng tới kết mạc, giác mạc và cả tròng trắng của mắt.
Nguyên nhân gây ra bệnh hồng ban khá khó để xác định một cách rõ ràng. Dù vậy thì y học hiện nay vẫn cho rằng yếu tố môi trường và di truyền học là những yếu tố có khả năng cao là nguyên nhân chính. Một số vi khuẩn phát triển gần lông mi cũng có thể khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Cách để điều trị khối u chắp mắt
Nếu bạn phát hiện dấu hiệu phát triển của một khối u chắp mắt thì bạn cần tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị dứt điểm kịp thời.
Bên cạnh các giải pháp chườm ấm vết chắp mắt thì bác sĩ có thể kê cho bạn một đơn thuốc bôi, đôi khi bao gồm cả thuốc uống nếu tình trạng bệnh của bạn đang chuyển biến xấu. Các loại thuốc uống được kê toa phổ biến nhất hiện nay điều trị viêm bờ mi và rối loạn chức năng tuyến meibomian là kháng sinh doxycycline.

Trong trường hợp bạn bị chắp mắt gây khó chịu kéo dài, bác sĩ mắt của bạn có thể đề nghị tiến hành một cuộc tiểu phẫu để cắt bỏ. Đầu tiên bác sĩ phẫu thuật sẽ gây mê cục bộ để làm tê toàn bộ khu vực mi mắt. Bác sĩ sẽ chỉ rạch một đường nhỏ bên dưới mí mắt để loại bỏ khối u. Hầu như tiểu phẫu chắp mắt sẽ không để lại sẹo.
Nếu mi mắt của bạn có nhiều hơn một khối u chắp mắt thì bác sĩ có thể gợi ý việc làm sinh thiết nhằm phát hiện sớm các trường hợp ung thư. Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng vì hầu hết các trường hợp bị chắp mắt hiện nay đều lành tính.